Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện gia lâm.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm qua các năm 1996 (Trang 29 - 30)

gia lâm.

3.1. Những thành tựu đã đạt được.

- Thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã đạt được tốc độ phát triển cao hơn hẳn các thời kỳ trước, tạo ra khả năng mới để phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng đa ngành, đa sản phẩm . Đã bước đầu hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng rau, vùng hoa, vùng gốm...

- Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá theo hướng tiến bộ: Gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, phát triển nuôi trồng các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó bộ mặt nông nghiệp nông thôn huyện Gia lâm đã có những chuyển biến đáng kể.

Kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp phát triển theo hướng đổi mới việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã phát huy được tính năng động sáng tạo, khai thác được nhiều tiềm năng của hộ kinh tế . Kinh tế hợp tác tiếp tục đổi mới và phát triển . Tất cả đang tạo ra cho nền kinh tế của huyện một sự cạnh tranh phát triển sôi động. Quá trình vận động này đã làm thay đổi vai trò cũng như chức năng của các thành phần kinh tế trong huyện góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển .

3.2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân.

3.2.1. Những tồn tại, yếu kém.

- Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năn suất cây trồng, vật nuôi còn bấp bênh giữa các vùng trong huyện, ruộng đất còn manh mún gây trở ngại cho việc tập trung sản xuất , nông sản chủ yếu là sản phẩm tươi sống chưa qua chế biến. Chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với trồng trọt. Công nghiệp chế biến, bảo quản chưa được phát triển , có

chăng chỉ là ngành công nghiệp chế biến đã lạc hậu của các thời kỳ trước đây.

- Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể không theo kịp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện hiện nay. Các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực này còn kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ kéo dài.

- Thị trường nông thôn trên địa bàn huyện còn kém phát triển. Đây có thể là một nhân tố gây cản trở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong đó thị trường sức lao động, thị trường vốn, công nghệ còn nhiều bất cập.

3.2.2. Nguyên nhân:

- Sức tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện cũng như thành phố còn nhỏ bé, cùng với thị trường chưa được mở rộng.

- Thiếu vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến.

- Quy hoạch đô thị ở nông thôn chưa được chi tiết, quản lý đất đai còn gặp nhiều khó khăn, việc chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển sản xuất .

- Tình trạng lao động thiếu việc làm còn nhiều tỷ lệ sinh tuy đã giảm nhưng còn ở mức cao, đội ngũ cán bộ còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá. Bên cạnh đó trình độ, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất còn thấp, lao động chủ yếu vẫn thủ công .

- Thu nhập của dân cư nông thôn thấp, sức mua kém ảnh hưởng đến dung lượng tiêu thụ của thị trường , chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là thị trường sản xuất .

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm qua các năm 1996 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w