Hình 3: Nhập dữ liệu từ file

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MẠNG TÍNH TOÁN ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN TAM GIÁC (Trang 27)

nhập vào các giá trị của các yếu tố tam giác và nhập vào yếu tố của tam giác cần tính toán.

Hình 4: Nhập dữ liệu trực tiếp từ giao diện chương trình.

Bước 2: Nhấn nút Tính để chương trình tự động thực hiện tính toán và hiển thị kết quả vào mục Kết quả thực hiện. Đồng thời hiển thị được thời gian chạy của thuật toán tìm luật.

Chương VI> Kết luận & Hướng phát triển đề tài:

1/ Kết luận :

Trên một mạng tính toán ta có thể giải quyết các bài toán chẳng hạn bài toán giải tam giác hay bài toán giải tứ giác dựa vào việc giải bài toán suy diễn trên mạng suy diễn. Hơn nữa các công thức hay thủ tục tính toán có thể được gán cho các trọng số thể hiện độ phức tạp tính toán của chúng. Từ đó chúng ta có thể tìm ra được lời giải cho bài toán suy diễn tính toán với chi phí thấp nhất dựa trên việc tìm lời giải tối ưu trên mạng suy diễn có trọng số. Ngoài ra chúng ta có thể tìm được các công thức tường minh qua các bước giải bài toán và rút gọn các công thức dưới dạng ký hiệu. Như thế trên mạng suy diễn tính toán một tam giác ta có thể chỉ ra một cách tự động các công thức tường minh để tính một số yếu tố nầy từ một số yếu tố khác (nếu bài toán có lời giải). Kết hợp điều này với việc dò tìm những sự liên hệ suy diễn giữa các yếu tố nào đó mà ta quan tâm sẽ cho ta một phương pháp để tự động tìm ra thêm những luật suy diễn và những công thức tính toán liên quan đến các yếu tố. Điều này có ý nghĩa như một kỹ thuật khám phá tri thức.

Mạng tính toán là một trong những phương pháp biểu diễn tri thức áp dụng thuật toán thông minh để giải quyết các bài toán thông qua một tập các biến M và một tập các quan hệ F. Mạng tính toán cũng được ứng dụng vào một số lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học ,… Trong phạm vi bài tiểu luận này người nghiên cứu đã trình bày được một số điểm như sau:

Về mặt lý thuyết, người nghiên cứu đã trình bày được các khái niệm cơ bản về tri thức và biểu diễn tri thức, cấu trúc của hệ giải toán dựa trên tri thức, mô hình mạng tính toán, mở rộng của mạng tính toán,…bên cạnh đó người nghiên cứu cũng nêu lên các ưu điểm của mạng tính toán và đồng thời cũng đưa ra nhược điểm của phương pháp này nhằm mục đích đề xuất một phương pháp biểu diễn tri thức khác tối ưu hơn.

Về mặt cài đặt chương trình minh họa, người nghiên cứu đã áp dụng phương pháp biểu diễn tri thức bằng mô hình mạng tính toán để xây dựng nên chương trình

Ứng dụng mô hình mạng tính toán để giải bài toán tam giác. Với giao diện thân thiện được viết bằng ngôn ngữ lập trình C# và thuật toán chính để giải quyết vấn đề được xây dựng theo ngôn ngữ của phần mềm Maple, cùng với cách sử dụng đơn giản giúp cho người dùng có được một cách nhìn bao quát và có thể thao tác trên chương trình một cách dễ dàng hơn. Từ đó thấy được ứng dụng của mạng tính toán để giải quyết một số vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau.

2/ Hướng phát triển đề tài:

Mạng tính toán là lĩnh vực đã trở thành một trong những hướng nghiên cứu về phương pháp biểu diễn tri thức thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia về toán tin. Trong những năm gần đây, rất nhiều các phương pháp và thuật toán mới liên tục được công bố. Điều này chứng tỏ những ưu thế, lợi ích và khả năng ứng dụng thực tế to lớn của phương pháp biểu diễn tri thức thông qua mạng tính toán.

Bài tiểu luận đã trình bày một số kiến thức tổng quan biểu diễn tri thức bằng mạng tính toán, và trình bày một số thuật toán hỗ trợ cho việc tính toán giải quyết một số vấn đề. Tuy nhiên do nhược điểm của phương pháp mạng tính toán là không giải được các tri thức phức tạp, lưu trữ khó khăn và nhập nhằng khi quản lý vì vậy để giải quyết được các bài toán có tri thức phức tạp hơn người nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp biểu diễn tri thức. Một sự mở rộng của mạng tính toán là cho phép xét thêm các quan hệ khác với các quan hệ tính toán, chẳng hạn các quan hệ hình học giữa các đối tượng hình học như điểm, đoạn, tia, góc. Sự mở rộng này sẽ được tích hợp trong một số cấu trúc trừu tượng theo phương pháp lập trình hướng đối tượng mà ta gọi là một đối tượng tính toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Đỗ Văn Nhơn. Xây dựng hệ tính toán thông minh – Xây dựng và phát triển các mô hình biểu diễn tri thức cho các hệ giải toán tự động. Luận án Tiến sĩ – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2001.

[2] GS.TSKH. Hoàng Kiếm, TS. Đỗ Văn Nhơn, TS. Đỗ Phúc. Các hệ cơ sở tri thức. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2009.

[3] PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn. Bài giảng môn Biểu diễn tri thức và ứng dụng – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2012.

[4] PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn. Slide bài giảng Mạng suy diễn và tính toán. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2001.

[5] GS.TSKH. Hoàng Kiếm, TS. Đỗ Văn Nhơn. Slide Biểu diễn tri thức và giải toán tự động. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2001.

[6] GS.TSKH Hoàng Kiếm. Chuyên đề “Công nghệ tri thức và Ứng dụng” – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2012.

[7] PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn. Bài giảng lập trình Symbolic.

[8] GS.TSKH Hoàng Kiếm, PGS.TS. Đỗ Văn Nhơn. Mạng tính toán và ứng dụng. Tạp chí tin học và điều khiển học – 1997.

[9] Lê Minh Trí, Nguyễn Văn Sang. Tiểu luận môn Công nghệ tri thức và ứng dụng – Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2012.

[10] Do Van Nhon. Computational Networks for Knowledge Representation, 2009.

[11]http://vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MẠNG TÍNH TOÁN ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN TAM GIÁC (Trang 27)