CẤU HÌNH MẠCH LỌC THÔNG DẢI VỚI CUỘN CẢM TÍCH CỰC

Một phần của tài liệu Thiết kế, mô phỏng bộ lọc thông dải tích cực siêu cao tần băng S dùng công nghệ CMOS và phần mềm cadence (Trang 34)

Cuộn cảm tích cực có thể đƣợc mô hình hóa bởi 3 thành phần RLC mắc song song, bản thân nó là bộ lọc thông dải với tần số trung tâm chính là tần số cộng hƣởng. Tần số trung tâm có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi giá trị điện cảm trong khi hệ số chất lƣợng Q có thể đƣợc điều chỉnh bằng cách thay giá trị điện trở bù âm của cảm tích cực. Ƣu điểm lớn nhất của mạch này là tốn ít diện tích, tiêu thụ ít năng lƣợng tần số trung tâm thay đổi trong một dải rộng. Bộ đệm lối vào là bộ dẫn mà biến đổi điện áp lối vào thành dòng điện chảy vào cuộn cảm tích cực. Đối với thiết bị đầu cuối RF, cần sử dụng mạch phối hợp trở kháng – impedance matching. Cuộn cảm tích cực về cơ bản là mạch RLC, bản thân nó thực hiện việc lựa chọn tần số. Để tăng hệ số chất lƣợng của mạch thông dải sử dụng cuộn cảm tích cực, thì tần số trung tâm phải đƣợc chọn sao cho tại đó hệ số chất lƣợng của cuộn cảm đạt đỉnh. Một điện trở âm đƣợc nối song song với cảm tích cực để triệt tiêu tổn hao trở kháng (ohmic loss) và cũng để tăng cƣờng hệ số chất lƣợng của cuộn cảm tích cực và cải thiện lựa chọn tần số. Bộ đệm lối

ra cung cấp khả năng cấp dòng và phối hợp trở kháng ra tải. Bộ đệm lối ra phải có dải thông lớn để ảnh hƣởng của nó đến chất lƣợng của bộ lọc là nhỏ nhất. Cấu hình source follower thƣờng đƣợc sử dụng để thực hiện bộ đệm lối ra vì trở kháng lối ra có thể điều chỉnh đƣợc đồng thời có băng thông lớn.

Hình 27 Bộ lọc thông dải sử dụng cuộn cảm tích cực

Hình 28 Bộ lọc thông dải sử dụng cuộn cảm tích cực vi sai

Một phần của tài liệu Thiết kế, mô phỏng bộ lọc thông dải tích cực siêu cao tần băng S dùng công nghệ CMOS và phần mềm cadence (Trang 34)