Thị phần phục vụ là mức tiêu thụ của doanh nghiệp tính bằng tỷ lệ %trên

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 26 - 28)

tổng mức tiêu thụ của cả thị trường phục vụ. Thị trường phục vụ là tất cả những người mua có khả năng và sẵn sàng mua sản phẩm đó. Thị phần này vào cách tìm ra sản phẩm mới và khu vưc thị trường mới của doanh nghiệp. - Thị phần tương đối là thị phần được tính dựa trên tỷ lệ % mức tiêu thụ của doanh nghiệp trên tổng mức tiêu thụ của cac đối thủ cạnh tranh chính. * Phân tích tài chính.

Các tỷ số chi phí trên doanh số bán được phân tích theo nghiệp vụ tài

chính kế toán để xác định xem doanh nghiệp kiếm tiền như thế nào và tại đâu. Các nhà quản lý cũng sử dụng phân tích tài chính để phát hiện đến yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán của doanh nghiệp, trên tổng số vốn..Doanh nghiệp qua phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh , lời hay lỗ và tìm ra biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp bằng giảm chi phí hoặc tăng doanh số bán.

Sau mỗi thời gian xác định , doanh nghiệp lại tiến hành xem xét lại một

cách kỹ lưỡng các mục tiêu và nội dung của chiến lược thị trường , đánh giá hiệu quả. Thị trường biến động làm cho các chiến lược của thị trường rất rễ ràng trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp làm tốt nội dung này đảm bảo cho tính linh hoạt của chiến lược thị trường , cũng như khả năng thực thi của nó , thực hiện tỗt các mục tiêu đặt ra.

Đánh giá và kiểm tra được coi là khâu quan trọng nhưng vị trí cuối cùng của nó trong công tác thị trường chỉ là tương đối , vì phát triển thị trường gồm các khâu kế tiếp nhau và lặp lại. Nội dung này luông là tiền đề của khâu sau và là bước kế tiếp của khâu trước , do đó doanh nghiệp cần thực hiện tốt nội dung , tiến tới một thị trường bền vững.

4. Lựa chọn khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. doanh nghiệp.

Khả năng phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp phụ thuộc rất

nhiều vào cơ hội hấp dẫn của doanh nghiệp , bởi cơ hội hấp dẫn là những khả năng đáp ứng nhu cầu củ khách hàng đã và sẽ xuất hiện trong thị trường được xem là phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc nói doanh nghiệp có khả năng phát triển thị trường khi nó có khả năng thoả mãn những nhu cầu của mình. Do vậy, xuất phát từ các dạng cơ hội hấp dẫn mà ta có thể lựa chọn bốn khả năng phát triển thị trường gồm. + Khả năng thâm nhập thị trường: Doanh nghiệp có thể phát triển thị trường bằng việc tăng cường kinh doanh trên thị trường truyền thống , phát triển thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại.

+ Khả năng mở rộng thị trường : Tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Khả năng này cho phép doanh nghiệp mở rộng phạm vi thị trường của mình .

+ Khả năng phát triển sản phẩm Trong lựa chọn này, doanh nghiệp sẽ phát triển các sản phẩm mới và tiêu thụ trên thị trường hiện tại , sản phẩm mới ở đây có thể là sản phẩm mới hoàn toàn hoặc sản phẩm cũ được cải thiện .

+ Khả năng đa rạng hóa : Doanh nghiệp phát triển thị trường bằng việc

đưa ra các sản phẩm mới vào thị trường mới , thậm chí có thể là kinh doanh trong lĩnh vực không phải là truyền thống của doanh nghiệp.

Qua việc định rạng những khả năng phát triển thị trường doanh nghiệp sẽ tìm ra những cơ hội hấp dẫn cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Lựa chọn khả năng phát triển sản phẩm của mình một cách chính xác , phù hợp mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp là cơ sở vững chắc cho những thành công trong công tác phát triển thị trường , đảm bảo hiệu qủa kinh doanh.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w