Nội dung thẩm định suất chiết khấu

Một phần của tài liệu Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu.docx (Trang 25 - 29)

2.2.2.1 Các bước thực hiện công tác thẩm định suất chiết khấu

Tỷ suất r được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng mặt bằng thời gian đồng thời nó cũng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư nên việc xác định chính xác tỷ suất r có ý nghĩa quan trọng. Do tỷ suất r được xác định căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động nên khi thẩm định tính chính xác của tỷ suất r cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: nắm được chính xác quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động: dự án sử dụng vốn từ những nguồn nào, số lượng vốn từng nguồn là bao nhiêu. Bước 2: thẩm định chi phí sử dụng vốn từng nguồn đã phù hợp với thực tế chưa.

+ Nếu dự án sử dụng vốn vay, cần xem xét với lãi suất vay dự kiến từ nguồn đó như vậy đã có thể vay được vốn chưa hay mức lãi suất đó quá cao so với thực tế yêu cầu.

+ Nếu dự án lấy vốn từ nguồn vốn chủ đầu tư thì r là tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế hay của chủ đầu tư đó trong các kỳ kinh doanh trước có tính tới chi phí cơ hội và yếu tố lạm phát.

+ Nếu dự án sử dụng vốn góp cổ phần thì r là mức lợi tức cổ phần

Bước 3: thẩm định rbq các nguồn huy động (chính là suất chiết khấu r của dự án)

+ kiểm tra công thức sử dụng có đúng không + kiểm tra tính chính xác của tính toán.

2.2.2.2. Ví dụ minh họa công tác thẩm định suất chiết khấu

Trong hồ sơ thẩm định của 1 dự án năm 2005 có tổng vốn đầu tư là 1000 tỷ, trong đó

- Vốn chủ sở hữu là 600 tỷ, chủ đầu tư lấy r là 25%/ năm. - Vốn vay từ ngân hàng A là 250 tỷ, lãi suất là 20%/ năm. - Vốn vay từ ngân hàng B là 150 tỷ, lãi suất là 15%/năm.

Như vậy suất chiết khấu của dự án là 22.25%/năm. Thẩm định:

1, nêu đầy đủ 3 nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng A, vốn vay ngân hàng B.

2, thẩm định các mức r của từng nguồn vốn:

Với nguồn vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp đó trong 3 năm 2002, 2003, 2004 hoạt động gần đây đều thu lợi nhuận bình quân là 21%, tỷ lệ lạm phát dự kiến là 5%, nên tính được r là 26%/năm, chủ đầu tư lấy mức 25% là hợp lý chưa hợp lý, cần lấy tổi thiểu 26%.

Với nguồn vốn vay từ ngân hàng A là một ngân hàng thương mại. Mức lãi suất cho vay bình quân năm trước của ngân hàng này ( hay hệ thống các ngân hàng) là 18%. Chủ đầu tư lấy mức lãi suất 20% là phù hợp vì còn tính tới yếu tố lạm phát và các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay.

Với nguồn vốn vay từ ngân hàng B, do dự án thuộc diện được hưởng các ưu đãi đầu tư nên có thể được vay ưu đãi và mức lãi suất là 15% được xem là cao đối với nguồn vốn này vì ngân hàng B cho vay với lãi suất 10% đối với các dự án được ưu đãi.

Do đó tỷ suất chiết khấu tối thiểu là 22,1%.

2.2.2.3. Các lưu ý trong công tác thực hiện thẩm định suất chiết khấu:

Lưu ý khi xác dịnh các khoản vốn vay liệu đã hợp lí. Cơ cấu như vậy nhưng liệu độ giải ngân có phù hợp vs tiến trình của dự án? nếu như da phải vay vồn thì lãi suất đc tính toán liệu có thỏa mãn. Lưu ý vs các dự án sd vốn vay ưu đãi hoặc các nguồn tài trợ thì chi phí trả cho các nguồn này cần phải thẩm định cách rõ ràng. Liên tục cập nhật văn bản mới về tín dụng cho vay, hồ sơ mặt hàng đc ưu đãi, chính sách hối đoái nếu như vốn đó của nước ngoài.

Khi dự án sử dụng vốn của nhiều nguồn với các kỳ hạn khác nhau thì phải tính chuyển các chi phí sử dụng đó về cùng một kỳ hạn, thường là kỳ hạn năm theo công thức

Rn=(1+Rt)m-1 Trong đó:

Rn: lãi suất theo kỳ hạn năm

Rt: lãi suất theo kỳ hạn t (tháng, quý, 6 tháng) m: số kỳ hạn t trong 1 năm.

Kết luận:

Như vậy, chúng ta có thể nhìn nhận được vai trò rất quan trọng của hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu trong việc đánh giá lại hiệu quả của dự án. Hơn nữa, công tác thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu rất phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao độ về thông tin, số liệu và tính chuyên nghiệp cao của cán bộ thẩm định. Do đó công tác này cần được các chủ thể liên quan đặc biệt quan tâm và chú trọng thực hiện.

Danh sách nhóm 2_ Lớp đầu tư 50A_ Lớp Thẩm định dự án_1

TT Họ tên

1. Nghiêm Thị Kim Chi

2. Phạm Thái Hà

3. Đỗ Thị Hoa

4. Đào Thị Thanh Loan

5. Lê Thị Hồng Na 6. Phùng Thị Nga 7. Quách Hà Linh 8. Phạm Thị Thành 9. Hoàng Thị Trang 10. Nguyễn Thị Vinh 11. Đỗ Minh Ngọc

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Hoạt động thẩm định dòng tiền và suất chiết khấu.docx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w