4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản
Phân tích cấu trúc TS cho thấy mức độ biến động của từng loại TS trong tổng TS; Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân. Mặt khác, còn phải tìm hiểu xu hướng biến động các loại TS để đánh giá mức độ hợp lý của việc đầu tư. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp lữ hành thường ưu tiên đầu tư cho TS cố định: xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển ... Do đó, cấu trúc TS của các doanh nghiệp này có đặc điểm là TS cố định chiếm tỷ trọng rất lớn từ 70-85% tổng giá trị TS của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc TS cần quan tâm đến đặc điểm này. Tính hợp lý là TS cố định phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.2 : Phân tích tình hình biến động tài sản năm 2011
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Mã Đầu năm Cuối năm % theo quy mô Chênh lệch Đầu
năm
Cuối
năm Tuyệt đối
Tương đối
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN
HẠN 100 44,588,159 646,811,232 80.34% 95.97% 602,223,073 1350.63%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 23,735,631 277,132,170 42.77% 41.12% 253,396,539 1067.58% II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn 120 0 0 0.00% 0.00% 0 III. Các KPT ngắn hạn 130 0 0 0.00% 0.00% 0 IV. Hàng tồn kho 140 0 337,397,881 0.00% 50.06% 337,397,881 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20,852,528 32,281,181 37.57% 4.79% 11,428,653 54.81% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 10,908,240 27,132,694 19.66% 4.03% 16,224,454 148.74% I. Tài sản cố định 210 10,908,240 24,596,330 19.66% 3.65% 13,688,090 125.48% II. Bất động sản đầu tư 220 0 0 0.00% 0.00% 0
III. Các khoản ĐTDH 230 0 0 0.00% 0.00% 0 IV. Tài sản dài hạn khác 240 0 2,536,364 0.00% 0.38% 2,536,364
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 55,496,399 673,943,926 100.00% 100.00% 618,447,527 1114.39%
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản cuối năm tăng so với đầu năm là 618,447,527 VNĐ, tức là tăng 1114.39%.Trong đó :
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng lên 602,223,073 VNĐ, tức là tăng 1350.63%.
Nguyên nhân của sự biến động này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 253,396,539 VNĐ (tăng 1067.58% so với đầu năm). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc thì ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản đã giảm tăng 15.63% (95.97%- 80.34%), chủ yếu là do tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền, tỷ trọng của các tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ, và sự tăng của tỷ trọng hàng tồn kho..
=>Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện quy mô của hoạt động sản xuất tăng lên. Sang năm tài chính thứ 2, công ty đã bắt đầu xuất hiện hàng tồn kho. Yêu cầu cần giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí, hạn chế ứ đọng vốn. Ngoài ra việc tăng khoản mục có khả năng thanh khoản cao như tiền, tài sản ngắn hạn khác sẽ giúp cho doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng so với cuối năm là 16,224,454 VNĐ, tức là tăng 148.74%, xét mề mặt tỷ trọng thì đã giảm 15.63 % (4.03% - 19.66%). Trong đó TSCĐ tăng 13,688,090 VNĐ, tương ứng là 125.48% so với đầu năm. Chưa có sự gia tăng về bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Vào thời điểm cuối năm tài sản dài hạn khác đạt 2,536,364 VNĐ, tương ứng tỷ trọng 0.38% trên tổng tài sản.
=>Như vậy trong năm 2011, cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường. Tuy nhiên doanh nghiệp nên gia tăng đầu tư tài chính dài hạn (tăng lien doanh…) nhằm tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động vốn
Cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cấu trúc NV bao gồm phân tích tính tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. Phân tích tính tự chủ về tài chính thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Thông thường, các chủ nợ thích tỷ
lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo chi trả trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp nhận thêm các khoản tín dụng bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi NV đều có liên quan đến thời hạn và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc NV của doanh nghiệp. Để đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ cần sử dụng các chỉ tiêu: tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và tỷ suất nguồn vốn tạm thời. Tỷ suất NVTX là tỷ số giữa NVTX với tổng NV, tỷ suất NVTT là tỷ số giữa NVTT với tổng NV. Tỷ suất NVTX càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với NV sử dụng; doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất NVTX thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.
Bảng 2.3 : Phân tích tình hình biến động nguồn vốn năm 2011
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Mã Đầu năm Cuối năm % theo quy mô Chênh lệch Đầu năm Cuối năm Tuyệt đối Tương đối NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 8,762,524 673,721,974 15.79% 99.97% 664,959,450 7588.67% I. Nợ ngắn hạn 310 8,762,524 673,721,974 15.79% 99.97% 664,959,450 7588.67% II. Nợ dài hạn 320 0 0 0.00% 0.00% 0 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 46,733,875 221,952 84.21% 0.03% (46,511,923) -99.53% I. Vốn chủ sở hữu 410 46,733,875 221,952 84.21% 0.03% (46,511,923) -99.53%
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 150,000,000 300,000,000 270.29% 44.51% 150,000,000 100.00% 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 0.00% 0.00% 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 0.00% 0.00% 0 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 0.00% 0.00% 0 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 0.00% 0.00% 0 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở
hữu 416 0 0 0.00% 0.00% 0 7. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 417 (103,266,125) (299,778,048) -186.08% -44.48% (196,511,923) 190.30%
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 0 0 0.00% 0.00% 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 55,496,399 673,943,926 100.00% 100.00% 618,447,527 1114.39%
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt
Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2011 vào cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 618,447,527 VNĐ, tức là tăng 1114.39%.
• Nguồn vốn chủ sở hữu giảm (46,511,923) VNĐ, tức là giảm -99.53%. Tỷ
trọng vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào cuối năm giảm mạnh so với đầu năm = 84.18 %. Mặc dù vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 150,000,000 VNĐ (=100%) tuy nhiên sự tích lỹ từ nội bộ doanh nghiệp chưa có: các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác đều bằng 0.
=>Như vậy quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp chưa làm ăn có hiệu quả. Nguồn vốn bị thâm hụt lơn. Yêu cầu cần gia tăng nguồn vốn để hoạt động và gia tăng
các quỹ nhằm tích lũy từ nội bộ tăng lên. Tỷ trọng của vốn chủ sở hữ trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm.
Nợ phải trả: Từ bảng phân tích trên ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhân được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 15.79 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 đồng tài sản thì nhạn được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 99.97 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã tăng 84.18 % so với đầu năm. Nếu kết hợp phân tích với chiều ngang ta thấy giá trị nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 664,959,450 VNĐ, tức là tăng 7588.67%.
2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính sách tài trợ TSCĐ và TSLĐ
Chỉ tiêu phân tích: vốn lưu động ròng (VLĐR), nhu cầu VLĐR và ngân quỹ ròng (NQR). VLĐR được xác định là phần chênh lệch giữa TSLĐ và ĐTNH với nợ ngắn hạn; hoặc VLĐR được tính là phần chênh lệch giữa NVTX với TSCĐ và ĐTDH. Còn nhu cầu VLĐR bằng (=) hàng tồn kho cộng (+) nợ phải thu của khách hàng trừ (-) nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn). NQR là phần chênh lệch giữa VLĐR và nhu cầu VLĐR. Nếu VLĐR âm liên tục qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán sẽ gặp khó khăn; Tuy nhiên, để có đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu NQR. Nếu NQR âm, có nghĩa là doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR và tài trợ cho TSCĐ; cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu NQR dương thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR.
Hoạt động kinh doanh lữ hành không có tồn kho, không có sản phẩm dự trữ cho tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang; quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ. Mặt khác, hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khách hàng, không qua trung gian mua bán, doanh thu cung cấp dịch vụ phần lớn được khách hàng thanh toán bằng tiền, nên nợ phải thu của khách hàng các doanh nghiệp lữ hành chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản lưu động. Doanh thu bằng tiền thu được sẽ được tiếp tục chi ra cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo và được luân chuyển liên tục. Do đó, ở các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thông thường tài sản lưu động chiếm tỷ trọng thấp dẫn đến các chỉ tiêu về VLĐR, nhu cầu VLĐR, cũng như NQR thông thường là thấp hơn các ngành sản xuất vật chất khác. Tại nhiều thời điểm khác nhau VLĐR, cũng như NQR có thể âm nhưng doanh nghiệp không phải quá khó khăn trong vấn đề thanh toán như các doanh nghiệp sản xuất vật chất khác.
Do vậy, khi phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cân bằng tài chính thông qua chỉ tiêu VLĐR và NQR cần lưu ý đặc điểm này để có đánh giá đúng thực trạng.
2.2.2.1. Tình hình bố trí cơ cấu tài sản
• Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản
Bảng 2.4 : Phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 11-10
TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 30,444,844 633,699,751 1981.47% Tổng tài sản 55,496,399 673,943,926 1114.39% Tỷ lệ TSLĐ và ĐTNH / Tổng TS 54.86% 94.03% 39.17%
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt
Năm 2011 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 94.03% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu so với năm 2010 thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 39.17 %. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng và mở rộng thị trường kéo theo là các khoản phải thu tăng. Ngoài ra hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác cũng tăng là cho tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. (Tốc độ tăng của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 1981.47 %, tốc độ tăng của tổng tài sản là 1114.39 %)
2.2.2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
• Tỷ suất nợ:
Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp được hưởng. Để tính tỷ suất nợ ta sử dụng công thức:
Bảng 2.5 : Phân tích tỷ suất nợ
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 11-10
Nợ phải trả 8,762,524 673,721,974 7588.67% Tổng nguồn vốn 55,496,399 673,943,926 1114.39%
Tỷ suất nợ 15.79% 99.97% 84.18%
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt
Trong năm 2011 tỷ suất nợ là 99.97%, tức là tăng 84.18% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng là do nợ phải trả tăng, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn cho sản xuất, làm tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh sơn so với tốc độ tăng trưởng của vốn
• Tỷ suất tự tài trợ:
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn:
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn * 100 %
Bảng 2.6 : Phân tích tỷ suất tự tài trợ
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 11-10
Nguồn vốn chủ sở hữu 46,733,875 221,952 -99.53% Tổng nguồn vốn 55,496,399 673,943,926 1114.39%
Tỷ suất tự tài trợ 84.21% 0.03% -84.18%
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt
chỉ còn 0.03%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự giảm của vốn chủ sở hữu (giảm 99.53%) trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn là 1114.39 %. Sự xụt giảm này chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp giảm, doanh nghiệp bị thiếu vốn và không đủ sức để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động được xem xét một cách tổng thể bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp.
2.2.3.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ở góc độ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Do vậy, nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần; tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay; tỷ suất sinh lời của TS (ROA); tỷ suất sinh lời kinh tế của TS