0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Đối với thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 59 -59 )

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

3 Tổng DT (không có VAT)

1.3.2. Đối với thị trường xuất khẩu.

 Sản phẩm sợi.

Mặc dù sản phẩm sợi của công ty được các khách hàng trong nước ưa chuộng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa song sản phẩm sợi xuất khẩu chiếm tỷ lệ không đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một phần là do máy móc thiết bị của công ty đã lạc hậu so với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới. Vì vậy sản phẩm sợi của công ty ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài mặc dù chất lượng sản phẩm có thể coi là chấp nhận được tại các thị trường đó. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân như: giá cả,

khâu quảng cáo, khả năng tự tìm kiếm đối tác nước ngoài của công ty còn hạn chế dẫn đến nhiều khó khăn trong xuất khẩu sản phẩm sợi. Hiện công ty đang tăng cường tham gia các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước để gặp gỡ, tìm hiểu các đối tác và giới thiệu sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty cũng kết hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại, các tham tán thương mại ở nước ngoài để tìm hiều về nhu cầu của thị trường và đối tác để thúc đẩy xuất khẩu phát triển.

Biểu 12: Tình hình xuất khẩu sản phẩm sợi.

Đơn vị: tấn. Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/20 02 2004/200 3 Sợi đơn 8826 9178 10097 104% 110% Sợi xe 1553 1808 1693 116% 94% Tổng 10379 10986 11790 106% 107% (Nguồn: Phòng XNK) Tuy số lượng sợi xuất khẩu chiếm một tỷ lệ không đáng kể nhưng con số này vẫn tăng lên hàng năm. Năm 2003 xuất khẩu sợi tăng 6% so với năm 2002. Đến năm 2004 xuất khẩu sản

phẩm sợi tăng lên 7% so với năm 2003. Nhìn chung tình hình xuất khẩu sản phẩm sợi chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng với kết quả tiêu thụ như trên thì đây là một dấu hiệu khả quan đối với công ty.

 Sản phẩm dệt kim.

Sản phẩm dệt kim là mặt hàng chủ lực, nó chiếm tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty khoảng 70%. Các nước Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Đức được xem là thị trường truyền thống của công ty với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Ngoài ra gần đây công ty còn có quan hệ buôn bán với một số thị trường như: Mỹ, úc, Newziland, Singapore.... Công ty đang chú trọng nhằm phát triển những thị trường mới này và củng cố hơn nữa quan hệ làm ăn với các đối tác ở các thị trường truyền thống.

Biểu13: Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt kim, khăn bông. Đơn vị: chiếc.

2002 2003 2004 2003/20 2003/20 02 2004/200 3 Sản phẩm dệt kim 482067 8 520000 0 468890 1 108% 90% Sản phẩm khăn 680000 0 530000 0 800000 0 77% 150%  Sản phẩm khăn.

Do chất lượng sản phẩm tốt nên sản phẩm khăn của công ty được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Nhật Bản vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính nhưng sản phẩm khăn của công ty đã được thị trường này chấp nhận, điều này đã giúp công ty mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm khăn của mình không chỉ tại thị trường Nhật Bản mà cả sang thị trường Châu Âu. Tuy nhiên năm 2003 khối lượng khăn xuất khẩu của công ty giảm xuống, có nhiều nguyên nhân như sản xuất và tiêu thụ khăn hoàn toàn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, kỹ năng tiếp thị còn yếu và đặc biệt là công ty hầu như không có thông tin về người sử dụng cuối cùng do khách hàng của công ty hầu hết là các công ty thương mại.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 59 -59 )

×