BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CHÍNH TẢ (Trang 28 - 31)

Từ những kết quả đạt được chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - phụ đạo tốt học sinh yếu ở nhà theo thời gian qui định.

- kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường, cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh khi các em có sai sót để cùng thống nhất cách kèm cặp các em hơn.

- Khen thưởng kịp thời đúng mức và duy trì cho đến cuối năm.

- Phải thật sự có lòng yêu nghề mến trẻ, kiên trì vượt khó luôn học hỏi để vượt qua những khó khăn trong giảng dạy.

NHỮNG ĐIỀU CẦN ĐỀ XUẤT VỀ LỖI CHÍNH TẢ LỚP 5

Việc viết đúng chính tả tùy thuộc vào tri thức mà người đó thu nhận được trong quá trìnhhọc tập, nhận thức. Chính tả của học sinh có thể coi như là một dấu hiệu mức trưởng thành về tri thức và văn hóa của học sinh đó. Vì vậy khi bàn đến chính tả mà không bàn về cách khắc phục thì quả là một thiếu sót lớn.

Đối với trường hợp sai chính tả do không nắm vững các qui tắc chính tả. Trường hợp này giáo viên có thể tiến hành theo 2 cách có ý thức và không có ý thức. Cách không có ý thức (còn gọi là phương pháp máy móc cơ giới) được khai thác sử dụng ở các lớp đầu bậc tiểu học, gắn liền với các bài tập viết, tập chép…. Các kiểu bài này nhằm giúp học sinh nhanh chóng làm quen với các con chữ, hình chữ viết của các từ. Đây là những tiền đề, những xuất phát điểm rất cần thiết đối với học sinh mới làm quen với các hình thức con chữ của Tiếng Việt.

Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán không theo một qui tắc chính tả nào như phân biệt d/gi, tr/ch, l/n …..phương pháp này phải tốn nhiều thời gian và công sức.

Cách có ý thức: chủ trương cần phải bắt đầu từ việc nhận thức các qui tắc, các mẹo luật chính tả. Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm thời gian và công sức…Cách này chủ yếu được sử dụng các lớp cuối cấp.

Trong quá trính dạy chính tả cho học sinh, giáo viên cần phối hợp cảc hai phương pháp trên.

Như chúng ta đã biết, chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm, cho nên không thể thực hiện phương châm “ nghe như thế nào, viết như thế ấy” được.

Tiết chính tả nghe viết ( so sánh) thường dạy khômg kịp thời gian nên nội dung chương trình cần giảm nội dung để đảm bảo nghiên tắc trong giảng dạy hợp lí.

Bình Dương, ngày 10 tháng 9 năm 2010 Người viết

Một phần của tài liệu MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CHÍNH TẢ (Trang 28 - 31)