SẴN SÀNG CỦA DỊCH VỤ IP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ tiêu mạng lõi dựa trên công nghệ IP trong NGN và phương pháp đánh giá chất lượng (Trang 44)

Độ sẵn sàng của dịch vụ IP đƣợc đánh giá bằng một hàm sẵn sàng để đánh giá khoảng thời gian nào của dịch vụ là sẵn sàng và khoảng thời gian nào là không sẵn sàng trong tổng thời gian cung cấp dịch vụ. Khái niệm độ sẵn sàng của dịch vụ IP đƣợc áp dụng cho dịch vụ từ đầu cuối đến đầu cuối, một phần hay nhiều phần của mạng liên kết với nhau.

2.1.7 Hàm sẵn sàng của dịch vụ IP

Cơ sở của hàm sẵn sàng dịch vụ IP là mức ngƣỡng của tham số IPLR. Dịch vụ IP đƣợc gọi là sẵn sàng khi giá trị của tham số IPLR là nhỏ hơn mức ngƣỡng c1 đƣợc định nghĩa trong bảng:

Ngoài tiêu chuẩn Mức ngƣỡng

IPLR>c1 c1=0,75 Bảng 1: Hàm sẵn sàng của dịch vụ IP

Giá trị của c1 có thể thay đổi trong một số trƣờng hợp. Khi mạng IP hỗ trợ nhiều loại chất lƣợng dịch vụ (QoS) khác nhau thì có thể áp dụng các giá trị c1 khác nhau, ví dụ nhƣ từ 0,03 đến 0,2 đối với ITU-T Y.1541 lớp dịch vụ 0 và 1 và giá trị 0,75 với lớp dịch vụ 5. Trong thực tế, những sự cố làm cho dịch vụ không sẵn sàng thƣờng là có tỉ số mất gói 100 % và thời gian không sẵn sàng lớn hơn 5 phút. Do vậy các đối tƣợng tham số về độ mất gói nên bao gồm cả thời gian dịch vụ không sẵn sàng. Chi tiết về các lớp dịch vụ sẽ đƣợc nghiên cứu sâu hơn ở chƣơng 3.

45

Đối với một cặp trạm nguồn và trạm đích, một bộ phận cơ sở BS ( basic section) của mạng đƣợc coi là sẵn sàng với mọi điểm đo đầu vào nếu giá trị IPLR của cặp trạm đó đo đƣợc tại mọi điểm đo đầu vào đƣợc phép đều nhỏ hơn c1. Một bộ phận cơ sở của mạng đƣợc coi là sẵn sàng đối với một điểm đo đầu vào đƣợc phép nếu giá trị IPLRcủa cặp trạm đó đo đƣợc tại một điểm đo đầu vào đƣợc phép đó nhỏ hơn c1. Khi thao tác đo , ngƣời thực hiện có thể sử dụng thông tin về IPLR của một điểm đo đầu vào để suy luận ra kết quả của các điểm đo khác.

Để đánh giá hàm sẵn sàng phục vụ, số gói tin tối thiểu sử dụng Mav thƣờng lấy là 1000 gói, thời gian đánh giá Tav thƣờng là 5 phút.

Giá trị ngoài tiêu chuẩn của IPLR có thể đánh giá đƣợc khả năng sẵn sàng của dịch vụ IP, nhƣng để đánh giá sự suy giảm nghiêm trọng của chất lƣợng dịch vụ cần xem xét đến các thông số khác, ví dụ nhƣ tốc độ gói IP giả. 2.1.8 Các tham số về tính sẵn sàng của dịch vụ IP

Các tham số về tính sẵn sàng của dịch vụ IP là tỉ lệ phần trăm thời gian dịch vụ IP sẵn sàng (PIA: Percent IP service Availability) và không sẵn sàng (PIU: Percent IP service Unavailability) .

Phần trăm dịch vụ IP không sẵn sàng: là phần trăm thời gian của dịch vụ không sẵn sàng đánh giá theo hàm sẵn sàng dịch vụ IP trên tổng số thời gian cung cấp dịch vụ.

Phần trăm dịch vụ IP sẵn sàng:là phần trăm thời gian của dịch vụ sẵn sàng đánh giá theo hàm sẵn sàng dịch vụ IP trên tổng số thời gian cung cấp dịch vụ.

Do vậy:

46

Khi dung lƣợng truyền từ trạm nguồn tới trạm đích tăng lên, giá trị IPLR

vƣợt quá ngƣỡng c1 cũng sẽ tăng theo dẫn đến có thể giá trị PIA sẽ bị giảm đi.[8]

47

Chƣơng 3: CÁC LỚP CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ MẠNG IP

Các chỉ tiêu về chất lƣợng dịch vụ QoS đã nghiên cứu ở trên là các yếu tố chính giúp cung cấp những thông tin đánh giá chất lƣợng dịch vụ. Trong thực tế , do nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ cũng nhƣ ngƣời sử dụng dịch vụ, hiện đang tồn tại rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau và đi kèm theo là các yếu tố về chi phí, yếu tố kỹ thuật nhằm đáp ứng chất lƣợng của chúng. Do vậy việc phân loại các lớp chất lƣợng dịch vụ, dựa trên những giá trị cụ thể của các tham số chỉ tiêu chất lƣợng là rất cần thiết. Ở chƣơng này ta sẽ nghiên cứu về các vấn đề về chất lƣợng dịch vụ, cách phân loại các lớp dịch vụ và ứng dụng của các lớp này trong những trƣờng hợp cụ thể bao gồm rất nhiều loại ứng dụng khác nhau nhƣ điện thoại thời gian thực, hội nghị đa phƣơng tiện, truyền dữ liệu tƣơng tác ,..v..v.. Tuy nhiên, việc phân lớp là không hoàn toàn cố định mà trong một số trƣờng hợp đặc biệt, các giá trị của các thông số chỉ tiêu chất lƣợng hay các lớp có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện triển khai các ứng dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chỉ tiêu mạng lõi dựa trên công nghệ IP trong NGN và phương pháp đánh giá chất lượng (Trang 44)