Dùng đồ dùng dạy học để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC (Trang 34)

IV. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:

3.Dùng đồ dùng dạy học để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm:

lần cho trẻ nghe. Thường đến lần hai cô sử dụng đồ dùng (tranh, ảnh) kèm theo lời kể (đọc).

Ví dụ truyện “Ba cô gái” , cô dùng ba bức tranh tương ứng với ba đoạn trong truyện. Cô kể đoạn 1 cho xem tranh thứ nhất (tranh vẽ cô Cả đang cọ chậu, bên cạnh là một con Rùa). Đoạn 2, đoạn 3 cô cũng tiến hành như trên.

3. Dùng đồ dùng dạy học để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm: phẩm:

Thường mỗi tiết học, cô đem đến cho trẻ một, hai từ mới và giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó.

Ví dụ: Trong bài thơ “Hoa kết trái” có từ “rung rinh” trong câu thơ: “Hoa mận trắng tinh

Rung rinh trước gió”

Chúng ta có thể lấy một cành hoa mận, hoặc làm cành hoa mận bằng giấy mỏng. Các cuống hoa nối với một sợi dây đồng rất mảnh. Cô đọc đến câu thơ “Rung rinh trước gió” đồng thời cô khẽ lay động nhẹ làm cành hoa rung nhè nhẹ, cô nói với trẻ “Hoa mận rung rinh trước gió” tức là rung nhè nhẹ.

4.Dùng đồ dùng dạy học để trẻ kể lại tác phẩm:

Khi tiến hành dạy trẻ kể lại chuyện, có rất nhiều hình thức cho trẻ kể lại chuyện: Kể theo cô, kể toàn bộ câu chuyện, kể theo vai…Hình thức kể chuyện theo tranh được trẻ thích thú. Chúng ta treo các bức tranh theo thứ tự từ đầu đến cuối lên bảng. Trẻ nhìn tranh kể theo từng bức tranh (nhìn tranh, chỉ vào hình ảnh trong tranh và lời kể tương ứng với nội dung trong tranh). Ngoài ra giáo viên còn sử dụng đồ dùng để củng cố giờ học.

Ví dụ: Khi dạy trẻ kể lại chuyện “Cáo, Thỏ, Gà trống” cô sử dụng bốn bức tranh để trẻ kể lại.

PHẦN III: KẾT LUẬN1.Kết luận: 1.Kết luận:

Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm thơ, truyện giành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng bước chắp cánh cho trẻ vươn tới ước mơ, bao điều tốt đẹp.

Việc cho trẻ làm quen văn học ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống con người.

Qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị thương yêu quan tâm đến bạn bè luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vật nuôi cây trồng…

Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ, câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc, kể của cô làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mĩ, hình thành nhân cách và giao dục đạo đức cho tre.

Trong quá trình áp dụng phương pháp, hình thức của mình với việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy khả năng cảm thụ văn học của trẻ có những chuyển biến rõ rệt, số cháu nhận thức được môn học này đạt 90 – 95% trẻ biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác; biết yêu quý quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ, yêu qúy thầy cô giáo, bạn bè…

Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết cô giáo cần phải yêu văn học, say mê văn học, thích học hỏi, tìm tòi khám phá những cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích lũy kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụ thể là các bài thơ câu chuyện, đặc biệt là thơ chuyện mầm non.

Từ đó tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu của mình đã phần nào góp phần vào công việc đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, với điều kiện lớp học và khả năng nhận thức của trẻ. Mặt khác giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ thông qua các môn học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Bằng việc áp dụng các phương pháp nêu trên đã thu hút được trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn so với những năm trước đây.

Trên đây là một vấn đề xung quanh việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen văn học ở trường mầm non hiện nay của cá nhân em được đúc kết từ những trải nghiệm trong qúa trình thực tập vừa qua.

2.Kiến nghị:

Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi là những người giáo sinh làm công tác giáo dục thực tập ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm đến tình hình học tập của các cháu. Để trẻ tiếp thu văn học ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn. Rất mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng cho môn văn học nói riêng để trẻ có thêm nhiều đồ dùng để phục vụ cho tiết dạy ngày càng tốt hơn. Tôi xin đè xuất với phòng giáo dục huyện Hiệp Hòa hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, trang truyện, sách cho các trường Mầm non để việc chăm sóc giáo dục trẻ được thuận lợi tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện đức, trí, thể, mĩ giúp trẻ có tiền đề vững chắc vào trường tiểu học.

Bản thân Tôi là một giáo viên trong tương lai, tôi luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm thêm đồ dùng đồ chơi, tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài tốt hơn.

Do trình độ hiểu biết có hạn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp nên nội dung bài nghiên cứu chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu xót, kính mong nhận được sự nhận xét đánh giá của quý thầy cô, sự đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC (Trang 34)