C.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đề tài GDĐĐ HS Lớp 7 (2009-2010) (Trang 29)

tính chất quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh:

C.KẾT LUẬN

1)Bài học kinh nghiệm:

Phải nói rằng việc giáo dục đạo đức học sinh lớp 7 nói riêng và học sinh THCS nói chung là một nội dung lớn và rất quan trọng, nó có nhiều mặt, nhiều nội dung và lại không ngừng biến đổi, tạo ra các tình huống sư phạm và bắt buộc giáo viên phải giải quyết tốt các tình huống này. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi tự rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau:

Thứ nhất: Sự kiên nhẫn và lòng thương yêu học sinh là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp tôi thành công trong công tác chủ nhiệm lớp nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng.

Thứ hai: Việc dựa trên nền tảng tình cảm để khen thưởng hay trách phạt học sinh là một điều kiện thúc đẩy quá trình khen – phạt đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ ba: Dù khen hay phạt thì giáo viên cũng phải gố gắng bình tĩnh và sáng suốt để các hành động và cử chỉ của mình đạt đúng mục đích đề ra.

Thứ tư: Trước một tình huống có vấn đề thì không nên phản ứng tức thì mà phải tìm hiểu nguyên nhân, nhận xét đánh giá cụ thể, không nên “chụp muõ” để la

rầy học sinh.

Thứ năm: Nên nói nhiều về các sở thích của các em qua đó hướng các em đến các hành vi tích cực nhằm hạn chế hành vi tiêu cực qua đó nhẹ nhàng nhắc nhở các em điều chỉnh những hành vi tiêu cực sẽ có hiệu quả hơn là bắt buột các em chỉnh sửa khắc phục những hành vi đó bằng cách rầy la phạt vạ.

Thứ sáu: Bằng tất cả các con đường và biện pháp có thể trong điều kiện cho phép, giáo viên lôi kéo học sinh đứng về phía mình, làm cho các em thật sự tin tưởng vào lời nói và việc làm của mình, xem mình là tấm gương tốt để noi theo.

Thứ bảy: Phạt học sinh thì đôi lúc phải cần đến những “cái vỗ” tích cực để

kích thích những hình phạt sớm được thực hiện đúng hướng và có hiệu quả. Tránh để học sinh bị mất mặt khi phải chịu những hình phạt.

Thứ tám: Nếu khen học sinh thì phần lớn khen trước tập thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu khen riêng cá nhân học sinh đó vì ở lứa tuổi này các em muốn chứng tỏ năng lực của mình trước bạn bè và muốn bạn bè phải công nhận điều đó. Tuy nhiên nếu mỗi thứ mỗi khen thì việc khen sẽ mất ý nghĩa do việc học sinh nhàm chán với sự khen tặng của thầy cô mình.

Thứ chín: Khen chê phải song song để học sinh vừa thấy cái đúng, vừa nhận ra cái sai; lấy cái đúng làm cơ sở, làm mục tiêu cho cái sai hướng tới.

Thứ mười: Không được phân biệt đối xử trong khen thưởng hay trách phạt học sinh vì nếu có sự phân biệt thì trước mắt học sinh thầy cô của mình là những người không công bằng và có thể sẽ tạo nên ác cảm với các em.

Mười một: Khi tiến hành một hình phạt đối với một vài học sinh thì nên thông báo cho tổng phụ trách Đội và các giáo viên bộ môn của lớp để họ có thể giúp mình theo dõi, quản lí lớp thống nhất và hiệu quả hơn, nhất là khi vì một nguyên nhân nào đó họ buột học sinh này thực hiện một yêu cầu của họ thì họ có căn cứ để đề ra yêu cầu riêng cho mình đối với học sinh nhưng yêu cầu này hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu trước đó giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu em này thực hiện

Mười hai: Kể những mẫu chuyện về đạo đức, những tấm gương tốt cho các em nghe cũng là một trong những con đường tác động mạnh mẽ đến tâm lý các em; hơn nữa, các em rất thích được nghe thầy cô kể chuyện. Sau khi nghe xong, giáo viên liên hệ thực tế bắt buột các em phải suy nghĩ và so sánh đối chiếu để làm kinh nghiệm sống cho cá nhân mình.

2) Hướng ph ổ biến áp dụng đề tài

Sau khi hoàn thành đề tài này ở góc độ cá nhân tôi, tôi sẽ trình qua Ban giám hiệu xem xét và đưa ra Hội đồng sư phạm nhà trường, nhất là các giáo viên làm công tác chủ nhiệm nghiên cứu cho ý kiến đóng góp và chỉnh sửa để áp dụng cho toàn đơn vị.

3) Hướng nghiên cứu áp dụng đề tài

Nhà trường THCS có đến 4 khối lớp 6,7,8,9; nếu đề tài chỉ được nghiên cứu và vận dụng ở lớp 7 thôi thì hoàn toàn chưa thể thực hiện được mục tiên giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường. Hơn nữa, giáo dục đạo đức học sinh lớp 7 là một vấn đề khá rộng, một vấn đề có rất nhiều khía cạnh khác nhau, diễn biến về hành

vi đạo đức của từng em trong từng giai đoạn cũng khác nhau. Do đó, vào thời gian tới với điều kiện cho phép, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu vận dụng đề tài với những giải pháp đã có, đồng thời cập nhật bổ sung thêm các giải pháp mới mà trong đề tài này tôi chưa thể hiện được nhằm để mở rộng và phát triển đề tài này thành đề tài “Giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm cấp THCS làm

Một phần của tài liệu Đề tài GDĐĐ HS Lớp 7 (2009-2010) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w