Xây dựng các hàm có chức năng mô phỏng mạng Adhoc

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của sự mở rộng mạng đến thông lượng tổng cộng của mạng ADHOC bằng mô phỏng (Trang 32)

- Việc truyền thông của cả các cặp nút đều sử dụng giao thức UDP, các thực thể gửi của UDP được gắn với các nguồn sinh lưu lượng với phân bố các gói tin đưa vào mạng là phân bố đều, nghĩa là các nguồn thuộc loại CBR (Constant Bit Rate). Luận văn lựa chọn giao thức UDP và nguồn sinh lưu lượng CBR là để chủ động điều khiển tải đưa vào mạng để khảo sát sự phụ thuộc thông lượng mạng đến mật độ các nút mạng.

- Giao thức định tuyến AODV[5]. Dải thông (bandwidth) kênh truyền của các nút mạng được thiết lập bằng 250 Kbps. Kích thước gói tin bằng 100byte (như vậy dải thông tính theo packets/s xấp xỉ bằng 300 packet/s).

- Thời gian thực hiện mô phỏng khoảng 900 ms.

- Các file kịch bản di chuyển và kết nối được sinh ra bằng công cụ có sẵn trong NS2.

4.3. Xây dựng kịch bản di chuyển và thiết lập nguồn sinh lưu lượng

NS-2 hỗ trợ một số công cụ để tạo ra các file ngữ cảnh một cách tự động và ngẫu nhiên. Các công cụ này nằm trong thư mục: …/ns-2/indep-utils/cmu-scen-gen/, với các tính năng sau:

- setdest: Là công cụ viết trên nền C++, giúp cho người nghiên cứu tạo ra các

kịch bản bao gồm vị trí ban đầu của nút di động và sự di chuyển của chúng. Trong công cụ này, chúng ta coi tọa độ z của các nút đều bằng 0 và các nút di chuyển trên cùng một mặt phẳng. Thực hiện setdest bằng cách gõ lệnh như sau:

./setdest -n <num of nodes> -p <pausetime> -s <maxspeed> -t <simtime> -x <maxx> -y <maxy> > <outdir>/<scenario-file>

- cbrgen.tcl: Là công cụ viết bằng ngôn ngữ tcl, sử dụng thông qua bộ thông dịch

ns-2, giúp người nghiên cứu có thể tạo ra các kịch bản truyền thông trên nền giao thức giao vận TCP. Câu lệnh:

ns cbrgen.tcl [-type cbr|tcp] [-nn nodes] [-seed seed] [-mc connections] [-rate rate] > <outdir>/<scenario-file>

Sử dụng các công cụ này giúp người nghiên cứu tạo ra các kịch bản truyền thông cũng như di chuyển của mạng với số lượng các nút di động là tương đối lớn. Tuy nhiên việc tạo ra các kịch bản này là ngẫu nhiên, có thể không theo ý muốn của người nghiên cứu, nên trong nhiều trường hợp người nghiên cứu phải tự viết ra các kịch bản truyền thông có ý nghĩa mô phỏng điển hình.

4.4. Kết quả mô phỏng

Hình 6: Quá trình chạy mô phỏng

Dựa vào chương trình mô phỏng chúng ta có bảng thông số nhứng kết quả sau đây

Thông

ợng

trung

bình

Thời gian mô phỏng

4.5. Nhận xét

Qua kết quả nhận được ta có thể dễ ràng nhận thấy: Khi mật độ các nút mạng tăng lên, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của mạng.

Điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả đã được nêu trong chương 2: ảnh hưởng của sự mở rộng mạng đến thông lượng tổng cộng của mạng Adhoc.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN

5.1. Kết luận

Luận văn đã trình bày các kết quả khảo sát đánh giá ảnh hưởng của sự mở rộng mạng đến thông lượng tổng cộng của mạng Ad hoc bằng phương pháp giải tích và phương pháp mô phỏng. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp giải tích đã chỉ rarằng thông lượng của mạng được tính theo công thức (n)=(-)( n n

W

log ) bit/giây luận văn cho thấy khi mật độ các node càng lớn vượt qua ngưỡng bảo hòa của mạng Ad hoc, thông lượng của mạng càng giảm khi mật độ các node tăng.

Về việc nghiên cứu đánh giá bằng mô phỏng, tác giả luận văn mới thực hiện được việc nghiên cứu sử dụng công cụ NS-2, vì đã hết thời gian làm luận văn, nên mới chỉ đưa ra được một số kết quả ban đầu.

5.2. Hướng phát triển

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng tác giả luận văn vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề chưa giải quyết được, nhất là việc thực hiện mô phỏng, chính vì vậy trong thời gian sắp tới tác giả luận văn tự thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu để thực hiện được hết các mục tiêu đặt ra ban đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

1. Piyush Gupta and P.R.Kumar: “The capacity of Wireless Networks” Department of Electrical and Computer Engineering, and Coordinated Science Laborotory, University of Illinois, 1308 West Main Street, Urbana, IL 61801, USA.

2. Subir Kumar Sarkar, T G Basavaraju, C Puttamadappa, “Ad hoc Mobile Wireless Network Principles, protocols, and Applications”, Auerbach Publications, 2007.

3. Prasant Mohapatra and Srikanth Krishnamurthy, “Ad hoc network Technologies and Protocols”, Spinger Science and Business Media, 2005.

4. S. Gowrishankar, T.G. Basavaraju, M. Singh, Subir Kumar Sarkar , “Scenario based Performance Analysis of AODV and OLSR in Mobile Ad hoc Networks”, Jadavpur University, Acharya Institute of Technology India.

5. C. Perkins, E. Belding-Royer, S. Das. (2003), “Ad hoc On-Demand Distance Vector (AODV) Routing” IETF Mobile Ad Hoc Network Working Group, Internet Draft, work in progress, 19 October 2003.

6. M.Saravana karthikeyan, K.Angayarkanni and Dr.S.Sujatha, Member, IAENG “Throughput Enhancement in Scalable MANETs using Proactive and Reactive Routing Protocols”, Proceedings of the Internationnal MultiConference of Engineers and Computer Scientists 2011 Vol II, IMECS 2011, 17-19 March 2010, Hong Kong.

7. Marc Greis.Tutorial for the network simulator “NS”. VINT Group http://www.isi.edu/nsnam/ns/tutorial

8. Eitan Altman, Tanima Jiménez, “NS Simulator for beginners”, Lecture Note, 2003-2004. (Tham khảo tài liệu dịch thuật “Mô phỏng trong NS – 2” nhóm TE Vntelcom.org.)

Tiếng Việt

9. Vũ Duy Lợi, Nguyễn Đình Việt, Tạ Hữu Trung, “Nguyên tắc và hiệu suất hoạt động của mạng di động cá nhân theo tiêu chuẩn IEEE 802.15.4” Báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc gia lần thứ chín “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông”, Đại học Đà Lạt, 15-17/6/2006

10. Nguyễn Đình Việt, “Đánh giá hiệu năng mạng máy tính”, Hà Nội, 2007 11. Ebooks NS2 Tiếng Việt (http://google.com.vn)

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của sự mở rộng mạng đến thông lượng tổng cộng của mạng ADHOC bằng mô phỏng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)