Sơ đồ 2.1 2: Phương pháp hạch toán NVL, CCDC

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Hàn Việt (Trang 36)

TK 511 Thuế GTGT Thu tiền bán hàng được khấu trừ

TK 333 TK 111 Thuế và các khoản phải nộp Rút TGNH về nhập quỹ

nhà nước tiền mặt

TK 131 TK 331 Khách hàng trả nợ hoặc Trả nợ hoặc ứng trước cho ứng trước người bán

TK 515 TK 635

Thu từ hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính

TK 211, 213,241 Mua TSCĐ hoặc thanh toán

chi phí XDCB TK 311, 341 Trả các khoản nợ vay

2.3.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Đặc điểm NVL, CCDC: Nguyên vật liệu sử dụng trong Công ty TNHH Hàn Việt bao gồm nhiều loại khác nhau như: vải, bông, chỉ, xơ, mác, chun…với số

lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Nó là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng thì sẽ tiết kiệm được chi phí làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Nhiệm vụ của kế toán là tính giá của NVL nhập kho, xuất kho, theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn của NVL và ghi vào sổ sách.

- Chứng từ sử dụng: + Phiếu nhập kho (mẫu số 01- VT) + Phiếu xuất kho (mẫu số 02- VT)

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu số 03- VT)

+ Thẻ kho (mẫu số S12- DN)

+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu số S11- DN)

+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu số S10- DN)

+ Hóa đơn GTGT bên bán lập, Hóa đơn mua hàng, Bảng phân bổ NVL, CCDC…

- Quy trình lập và luân chuyển chứng từ: +) Đối với chứng từ nhập kho:

Sơ đồ 2.10 : Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho

Khi mua nguyên vật liệu, người giao hàng đề nghị nhập và ban kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm nghiệm số NVL mua về rồi ghi vào biên bản kiểm nghiệm xem có đủ điều kiện nhập kho không. Sau đó bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho chuyển

Người giao hàng đề nghị nhập Nguyên vật liệu Bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho Kế toán trưởng ký phiếu nhập kho Thủ kho kiểm nhập hàng Kế toán NVL, CCDC ghi sổ Bảo quản, lưu trữ

Ban kiểm nghiệm lập biên bản kiểm nghiệm

đến Kế toán trưởng ký phiếu nhập kho và chuyển xuống cho thủ kho nhập hàng. Tiếp đó kế toán NVL, CCDC tiến hành ghi sổ và chuyển chứng từ vào khâu lưu trữ.

+) Đối với chứng từ xuất kho:

Sơ đồ 2.11 : Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho

Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu thì bộ phận có nhu cầu lập chứng từ xin xuất. Sau đó Giám đốc và Kế toán trưởng sẽ xem xét và duyệt xuất. Bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho rồi chuyển chứng từ xuống cho thủ kho xuất hàng. Bước tiếp theo kế toán NVL,CCDC sẽ ghi sổ và chuyển chứng từ vào khâu bảo quản lưu trữ.

- Tài khoản sử dụng:

+ TK 151: "Hàng mua đang đi đường"

+ TK 152: "Nguyên liệu vật liệu": phản ánh tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:

TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK 1522: Vật liệu phụ

TK 1523: Nhiên liệu

+ TK 153: "Công cụ, dụng cụ": phản ánh tình hình công cụ dụng cụ ở Công ty. Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

TK 1531: Công cụ dụng cụ TK 1532: Bao bì luân chuyển

Bộ phận có nhu cầu lập chứng từ xin xuất Bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho Thủ kho xuất hàng Kế toán NVL, CCDC ghi sổ Bảo quản, lưu trữ Giám đốc, Kế toán trưởng duyệt

- Khái quát phương pháp hạch toán bằng sơ đồ:

Sơ đồ 2.12 : Phương pháp hạch toán NVL, CCDC

TK 111, 112 TK 152, 153 TK 621, 627,641, 642 Mua NVL, CCDC về nhập kho Giá trị NVL, CCDC xuất kho

sử dụng cho các bộ phận TK 133

VAT đầu vào

TK 151 TK 138 Nhập kho hàng mua đi đường Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê kho

TK 338, 711 Trị giá NVL thừa khi

kiểm kê

2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

- Đặc điểm tiền lương: ở Công ty có 2 hình thức trả lương: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, phiếu bàn giao sản phẩm hoàn thành và các chứng từ liên quan Phòng Kế toán có nhiệm vụ tính lương cho người lao động.

- Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công (mẫu số 01a- LĐTL)

+ Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b- LĐTL) + Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02- LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 03- LĐTL) + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

(mẫu số 05- LĐTL)

+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06- LĐTL) + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10- LĐTL) + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (mẫu số 11- LĐTL)

- Quy trình lập và luân chuyển chứng từ:

Sơ đồ 2.13 : Quy trình lập và luân chuyển chứng từ tiền lương

Hàng tháng các tổ trưởng tiến hành chấm công và chuyển lên cho quản đốc tập hợp và nộp lên Phòng Kế toán sau đó kế toán tiền lương dựa vào bảng lương để tính lương. Tiếp theo chuyển cho Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt và cuối cùng là phát lương cho người lao động.

- Tài khoản sử dụng: để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty sử dụng các tài khoản sau:

+ TK 334: "Phải trả người lao động". Tài khoản này phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng trả cho người lao động. Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 đó là:

TK 3341: "Phải trả công nhân viên" TK 3348: "Phải trả người lao động khác"

+ TK 338: "Phải trả, phải nộp khác". Tài khoản này phản ánh các khoản trích, nộp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:

TK 3382: "Kinh phí công đoàn" TK 3383: "Bảo hiểm xã hội" TK 3384: "Bảo hiểm y tế"

TK 3389: "Bảo hiểm thất nghiệp"

- Khái quát phương pháp hạch toán bằng sơ đồ: +) Hạch toán tiền lương:

Các tổ trưởng chấm công Quản đốc tập hợp và nộp lên Phòng Kế toán Kế toán tiền lương tính lương Giám đốc, Kế toán trưởng ký duyệt Phát lương cho người lao

Sơ đồ 2.14 : Phương pháp hạch toán tiền lương

TK 111 TK 334 TK 622 Thanh toán tiền lương cho Tiền lương, thưởng phải trả

người lao động cho lao động trực tiếp

TK 141 TK 627, 641, 642 Khấu trừ khoản tạm ứng thừa Tiền lương, thưởng phải trả cho NVPX, NVBH, NVQLDN

TK 3531 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả cho người lao động

TK 3383 BHXH phải trả cho người

lao động

+) Hạch toán các khoản trích theo lương:

Sơ đồ 2.15 : Phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương

TK 111 TK 3382,3383,33384, 3389 TK 622 Nộp cho cơ quan quản lý quỹ Trích theo tiền lương của lao

động trực tiếp tính vào chi phí

TK 334 TK 627, 641, 642 BHXH phải trả cho người Trích theo tiền lương của NVPX người lao động NVBH, NVQLDN tính vào CP

PHẦN 3

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT

Sau một thời gian thực tập tại Phòng Kế toán của Công ty TNHH Hàn Việt, được học hỏi và tiếp xúc với công việc thực tế em có một số nhận xét về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty như sau:

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. 3.1.1. Ưu điểm

- Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán. Đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, đáp ứng được nhu cầu về công tác kế toán. Các nhân viên ở Phòng Kế toán đều có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và được chuyên môn hóa theo các phần hành khác nhau giúp họ nắm bắt nhanh thông tin và hoàn thành tốt công việc được giao.

- Công ty áp dụng hình thức kế toán theo kiểu tập trung là hợp lý. Hình thức này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất đối với công tác kế toán, nhằm kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời về tình hình hoạt động của Công ty. Giữa Phòng Kế toán và bộ phận sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhằm hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất.

- Phòng Kế toán được trang bị hệ thống máy tính hiện đại và phần mềm kế toán nhằm hỗ trợ cho các nhân viên kế toán trong công việc và cung cấp thông tin kịp thời.

3.1.2. Nhược điểm

- Do khối lượng công việc tương đối lớn, đội ngũ nhân viên kế toán bị hạn chế về mặt số lượng nên một số kế toán viên phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau dẫn đến chồng chéo nhau giữa các phần hành khác nhau nên hiệu quả công việc chưa thực sự cao làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Việc tổ chức kiểm tra tình hình tài chính không thường xuyên, làm ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Sự phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận nhiều lúc chưa hiểu ý nhau, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

- Mặc dù được trang bị máy tính và hệ thống phần mềm kế toán nhưng có một số sổ sách kế toán vẫn làm bằng phương pháp thủ công.

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 3.2.1. Ưu điểm

Cùng với sự ra đời và phát triển của Công ty, công tác hạch toán kế toán đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Nó thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý có các chính sách hợp lý với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở các thời điểm khác nhau.

- Về chính sách kế toán áp dụng:

+ Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng đơn giản, dễ áp dụng và phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

- Về hệ thống chứng từ kế toán: lập và tiếp nhận các loại chứng từ đúng nguyên tắc và hợp lệ. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty đều được lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu của công tác quản lý. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán kịp thời đáp ứng kịp thời cho việc ghi sổ kế toán.

- Về hệ thống tài khoản kế toán: các tài khoản sử dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và nội dung phương pháp hạch toán kế toán ở Công ty, thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra và đối chiếu. Công ty sử dụng cả tài khoản tổng hợp lẫn tài khoản chi tiết phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý.

- Về hệ thống sổ sách kế toán: áp dụng đúng và tương đối đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán nhà nước và đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Sổ sách, chứng từ sạch sẽ, gọn gàng, độ chính xác và có tính tin cậy tương đối cao. Khâu lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách được Công ty chấp hành đầy đủ

và đúng theo quy định của nhà nước ban hành. Công ty áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô của Công ty và đặc biệt thuận lợi khi sử dụng kế toán bằng máy vi tính.

- Việc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: hàng tháng, hàng quý và hàng năm các báo cáo kế toán được lập theo đúng quy định bao gồm các loại báo cáo như: tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, báo cáo thuế TNDN tạm tính theo quý, báo cáo Kết quả kinh doanh, bảng Cân đối kế toán, báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và được nộp lên cho cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra còn có các báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị.

- Về việc tổ chức các phần hành kế toán: các phần hành kế toán được tổ chức khá hợp lý nhằm chuyên môn hóa công tác kế toán, đảm bảo cho việc ghi chép sổ sách đúng và đầy đủ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép kịp thời và đầy đủ.

+ Phần hành kế toán vốn bằng tiền: việc thu chi tiền có đầy đủ chứng từ liên quan, các phiếu thu, phiếu chi được lưu trữ bảo quản cẩn thận.

+ Phần hành kế toán nguyên vật liệu: sổ sách hợp lý với quy trình, các cá nhân ở kho hoàn thành tốt công việc được giao. Nguyên vật liệu nhập về được kiểm tra kỹ trước khi nhập kho.

+ Phần hành kế toán tiền lương: phát lương đúng quy định, trích nộp các khoản trích theo lương đúng thời hạn quy định.

3.2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm về tổ chức công tác kế toán thì nó còn tồn tại một số vấn đề hạn chế như sau:

- Về hệ thống sổ sách kế toán: Công ty không sử dụng Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ nên việc chuyển số liệu từ Chứng từ ghi sổ sang Sổ Cái gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

- Về việc sử dụng hệ thống tài khoản: mặc dù Công ty có tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng là đồng ngoại tệ nhưng lại không sử dụng tài khoản ngoài bảng làm cho việc quản lý và theo dõi ngoại tệ khó khăn, phức tạp hơn, việc cung cấp thông tin về số lượng ngoại tệ thiếu tính chính xác và kịp thời.

- Về việc tổ chức các phần hành kế toán: các quy trình lập và luân chuyển chứng từ khá phức tạp, cồng kềnh làm cho công tác kế toán gặp khó khăn.

+ Đối với phần hành kế toán vốn bằng tiền: thủ tục thu, chi tiền phức tạp trong khi các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thu chi tiền mặt phát sinh nhiều làm cho khối lượng công việc của kế toán tiền mặt, tiền gửi lớn.

+ Đối với phần hành kế toán nguyên vật liệu: vì số lượng nguyên vật liệu nhập về nhiều cho nên công tác kiểm tra, bảo quản chưa chặt chẽ, gây mất mát nhiều. Sổ sách sử dụng ở phần hành này tương đối nhiều nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

+ Đối với phần hành kế toán tiền lương: công việc tính lương được làm vào cuối tháng nên khối lương công việc lớn do số lượng người lao động nhiều.

- Cuối năm Công ty lập đầy đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định nhưng phần thuyết minh báo cáo tài chính chưa chặt chẽ. Nhiều lúc công việc lớn nên nộp báo cáo muộn hơn so với quy định.

Qua việc đánh giá về bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Hàn Việt em xin đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn bộ máy kế toán cũng như tổ chức công tác kế toán như sau:

- Về bộ máy kế toán:

+ Công ty cần tuyển thêm một số nhân viên ở Phòng Kế toán để mỗi một kế toán viên phụ trách các phần hành khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

+ Ban Lãnh đạo Công ty cần tổ chức kiểm tra thường xuyên về tình hình tài chính và tất cả các sổ sách cần được ghi chép trên máy giúp công tác quản lý dễ dàng hơn.

+ Giữa các phòng ban, bộ phận cần phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa để đạt hiệu quả cao trong công việc và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

- Về tổ chức công tác kế toán:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Hàn Việt (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w