Nhiễu đồng kênh C/I:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa trong mạng GSM (Trang 30)

Nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát.

Tỉ số sóng mang trên nhiễu được định nghĩa là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín hiệu nhiễu.

C/I = 10log(Pc/Pi) . Trong đó:

Pc = công suất tín hiệu thu mong muốn Pi = công suất nhiễu thu được.

Hình 2-4 Tỷ số nhiễu đồng kênh C/I

Hình 2.4 ở trên chỉ ra trường hợp mà máy di động (cellphone) đặt trong xe đang thu một sóng mang mong muốn từ một trạm gốc phục vụ (Serving BS) và đồng thời cũng đang chịu một nhiễu đồng kênh, phát sinh từ một trạm gốc khác (Interference BS).[2]

Giả sử rằng cả hai trạm đều phát với một công suất như nhau các đường truyền sóng cũng tương đương (hầu như cũng không khác nhau trong thực tế) và ở điểm giữa, máy di động có C/I bằng 0 dB, có nghĩa là cả hai tín hiệu có cường độ bằng nhau. Nếu máy di động đi gần về phía trạm gốc đang phục vụ nó thì C/I > 0 dB. Nếu máy di động chuyển động về phía trạm gây ra nhiễu thì C/I < 0 dB.

Theo khuyến nghị của GSM giá trị C/I bé nhất mà máy di động vẫn có thể làm việc tốt là 9 dB. Trong thực tế, người ta nhận thấy rằng giá trị này cần thiết phải lên đến 12 dB ngoại trừ nếu sử dụng nhảy tần thì mới có thể làm việc ở mức C/I là 9dB. Ở mức C/I thấp hơn thì tỷ lệ lỗi bit BER (Bit Error Rate) sẽ cao không chấp nhận được và mã hoá kênh cũng không thể sửa lỗi một cách chính xác được.

Tỉ số C/I được dùng cho các máy di động phụ thuộc rất lớn vào việc quy hoạch tần số và mẫu tái sử dụng tần số. Nói chung, việc sử dụng lại tần số làm dung lượng tăng đáng kể, nhưng đồng thời cũng làm cho tỉ số C/I giảm đi. Do đó, việc quy hoạch tần số cần quan tâm đến nhiễu đồng kênh C/I.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa trong mạng GSM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)