Giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài (Trang 29 - 30)

1. Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. nền kinh tế.

Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút vốn càng lớn. Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng. Triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế

Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Về nguyên tắc, trước hết phải đảm bảo nền kinh tế trước sự an toàn của vốn và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao. Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, không gặp rủi ro do yếu tố chính trị hay môi trường kinh doanh gây ra.

Tuy nhiên, sự ổn định kinh tế vĩ mô ở đây phải thỏa mãn yêu cầu gắn liền với năng lực tăng trưởng, tức là ổn định trong tăng trưởng. Có thể đưa ra một số điều kiện cụ thể có tính nguyên tắc liên quan đến ổn định và vẫn đảm bảo thu hút có hiệu quả vốn đầu tư cho tăng trưởng:

- Ổn định giá trị tiền tệ: Kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra với nền kinh tế

- Lãi suất và tỷ giá hối đoái

3. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả.

- Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia.

- Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần quán triệt nguyên tắc: Vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng.

- Cần đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài (Trang 29 - 30)