Định hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay (Trang 25)

I. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông

2.Định hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn

đến 2010 là phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia với dân số khoảng 94 triệu người năm 2010.Với đời sống vật chất và tinh thần nâng cao. Đến năm 2010 thu nhập của nông dân tăng gấp 2 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%...[7]

2. Định hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn: thôn:

Thứ nhất: trong ngành nông nghiệp, mở rộng, nâng cao chất lượng cây công nghiệp, rau, hoa quả…đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và nguyên liệu cho các ngành chế biến, hướng ra xuất khẩu. Hình thành các vùng chuyên canh lớn cùng với công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Phải đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, có sản lượng và chất lượng cao. Đến năm 2010 ngành chăn nuôi phải đạt 40% GDP. Phát triển mạnh và đầu tư thỏa đáng cho công ngiệp chế biến nông sản.

Thứ hai: Khôi phục và phát triển các ngành nghề ở nông thôn, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, các cơ sở chế biến, khuyến khích các ngành công nghiệp dử dụng lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp giấy… [7]

Thứ ba: Hoàn chỉnh thị trường đã có, mở rộng thi trường mới để tiêu thụ nông, lâm nghiệp, thủy sản và hàng hóa dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.

Thứ tư: Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường.

Thứ năm: Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chuyên môn hóa, tập trung hóa cao hơn.

Thứ sáu: ứng dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, cấht lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa và sản phẩm ngành nghể, dịch vụ nông thôn. [4]

II. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn:

Một điều cần nhấn mạnh là, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta phải “hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao” [6,tr191], mà thực chất là cải thiện nhanh chóng trình độ của nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm nói chung, sản phẩm trong khu vực nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với chuyển hướng cơ cấu đầu tư mạnh mẽ, với bước đi hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh hiện có, trong đó lợi thế lớn nhất là lao động. Đây được coi là một trong những khâu quan trọng nhất.

Vì vậy, để đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện rút ngắn công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tiến hành đồng thời một hệ thống các giải pháp đồng bộ... ở đây chỉ đề cập đến một số giải pháp được coi là chủ yếu sau:

Một là, nhận thức rõ đặc trưng của nước ta, từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang một nền nông nghiệp hàng hóa, cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và xuất khẩu, đòi hỏi phải định hướng lại sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường. Nên chăng, từ nay đến năm 2010, có thể và cần giảm diện tích đất trồng lúa, giữ ổn định với một số diện tích ở những vùng có lợi thế hơn với hướng phát triển là thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và xuất khẩu lúa gạo.

Chú trọng hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư thích đáng vào chuyển giao công nghệ, bằng con đường công nghiệp hóa công nghệ, - giải pháp căn bản và bền vững hơn cả, tạo ra sự phát triển nhảy vọt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đưa công nghệ sinh học, giống mới, quy trình sản xuất mới, công nghệ mới vào việc bảo quản, chế biến nông sản..., vào tăng trưởng của từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể. Khuyến khích mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nông nghiệp như: trợ giúp kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... Xóa bỏ tình trạng độc quyền, hạn chế rủi ro thị trường bằng việc cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân; củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác này để có thể nhanh chóng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; xúc tiến công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông dân (trong khuôn khổ quy định

của WTO), nhất là các chính sách về khuyến nông, đầu tư khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản phẩm của khu vực nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn.

Nên chuyển một số doanh nghiệp gia công và chế biến nông sản ở thành phố, thị xã về nông thôn, đồng thời với việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại. Ở những vùng nông thôn, - nơi có điều kiện, có thể xây dựng các khu vực công nghiệp tập trung, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu; đối với các làng nghề truyền thống ở nông thôn có lịch sử lâu đời cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, nhất là vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa mở mang các loại hình du lịch làng nghề truyền thống.

Hai là, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bài học kinh nghiệm của các nước đã công nghiệp hóa cho thấy, quy luật phổ biến là công nghiệp hóa bao giờ cũng đi cùng với đô thị hóa - một trong các giải pháp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Việc hình thành mạng lưới đô thị, một mặt giữ vai trò là cực tăng trưởng trong chiến lược phát triển vùng trên phạm vi cả nước, mặt khác có điều kiện tạo thêm nhiều việc làm, thu hút một phần lao động nông nghiệp, từng bước giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bảo đảm an toàn, ổn định đời sống của lao động nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Ba là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai... nhất là hệ thống luật pháp kinh tế nhằm phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho hội nông dân ở cơ sở hoạt động có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn, sử dụng và chuyển giao quy trình công nghệ mới với các hình thức thích hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế hộ - với tư cách đơn vị sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ ở nông thôn - lực lượng này giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra việc làm mới thu hút một phần lao động nông nghiệp. Khuyến khích mô hình hợp tác xã kiểu mới - loại hình tổ chức kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể trong khu vực nông nghiệp. Sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong khu vực nông nghiệp, thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh; thay đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động công ích thành những doanh nghiệp mạnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bốn là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng trong phạm vi cả nước, quan hệ kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng. Phát triển các vùng nông thôn có lợi thế so sánh, có thế mạnh về tiềm năng tự nhiên cho phép tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập như vùng duyên hải, biển đảo, vùng miền Đông và Tây Nam Bộ... Định hướng, quy hoạch phát triển mạnh hệ thống thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nâng cao sức mua của thị trường trong nước, mà trọng tâm là khu vực thị trường nông thôn, kể cả hệ thống chợ nông thôn.[9].

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân. Là nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn, phú hợp với nguyện vọng của nhân dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn những năm qua đã đạt được một số kế quả nhất định, đây là thuận lợi cơ bản tạo đà cho bước phát triển tiếp theo, nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có sự tác động nhiều hơn nữa của Nhà nước các cấp trong việc xây dựng chiến lược và định hướng phát triển phù hợp và đồng bộ theo ba nội dung: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và cơ cấu vùng, lãnh thổ. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có vai trò quyết định.Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập.Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn còn mang nặng tính chất thuần nông. Cơ cấu sản xuấ nông, lâm, thủy sản chuyển dịch chậm và không đều. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh, tự cấp, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ.Vì vậy, trong điều kiện kinh tế hiện nay của nước ta, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả cần tập trung thực hiện các giải pháp: tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, quan tâm hơn nũa về thị trường, vấn đề ruộng đất, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và sự tác động của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn.

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình CNH, HDH đất nước.Tuy nhiên thực trạng hiện nay còn

nhiều bất cập.Nhà nước và các cơ quan chính phủ, các bộ ngành trung ương cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Cụ thể là cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, giải quyết việc làm, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản, miễn thuế nông nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.

Thứ hai: Khuyến khích các hộ nông dân tham gia tổ chức hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tự nguyện, các hợp tác xã có nhiệm vụ cung cấp các yếu tố đầu vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba: Cần phải chú ý hơn đến vấn đề thương hiệu cho những sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm xuất khẩu.Tạo điều kiện thuận lợi khi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta vừa gia nhập WTO, đặt ra cho nông nghiệp,nông thôn nuớc ta nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn càng đòi hỏi được quan tâm hơn.

Thứ tư: tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.Như là xây dựng các nhà máy chế biến và bảo quản nông sản ở địa phương, Đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn.Cần hạn chế sự đóng góp của nhân dân.Xây dựng và phát triển các hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương.

Thứ tư: Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như nhập các giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao.

Phụ Lục

Bảng 01:Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế (đơn vị:%)

Ngành kinh tế 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nông, lâm , ngư nghiệp 27,18 25,43 24,54 23,25 22,99 21,83 21,76 Công nghiệp, xây dựng 28,75 34,49 36,73 38,12 38,54 39,94 40,09 thương mại, dịch vụ 44,07 40,08 38,73 38,63 38,47 38,23 38,15

Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê năm 2004, Hà nội, 2005

Bảng 02:Lao dộng nông nghiệp trong lao động xã hội

Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng lao động xã hội 1000 người 33,030 35,975 37,609 38,561 39,507 40,573 41,568 Lao động nông,

lâm, ngư nghiệp

1000

người 23,534 24,792 24,481 24,468 24,455 24,443 24,430 Tỷ trọng % 71,25 68,91 65,09 63,45 61,90 60,24 58,77

Nguồn:tổng cục thống kê: niên gián thống kê 2002 và Niên giám thống kê 2004. NXB thống kê Hà nội

Bảng 03:Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng GDP

Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005. Bảng 04: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Toàn ngành 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Trồng trọt 79.3 77.9 77.9 79.7 79.2 78.2 77.9 76.7 75.4 76.3 Chăn nuôi 17.9 19.3 19.4 17.7 18.5 19.3 19.6 21.1 22.4 21.6 Dịch vụ 2.8 2.8 2.7 2.5 2.3 2.5 2.5 2.2 2.2 2.1

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê, 2004, Nxb thống kê, Hà Nội 2005. Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004 tốc độ tăng tỉ lệ tốcđộ tăng tỉ lệ tốcđộ tăng tỉ lệ tốcđộ tăng tỉ lệ tốcđộ tăng tỉ lệ toàn bộ nền kt 6.97 100 6.89 100 7.04 100 7.26 100 7.69 100 trong đó: Do nông lâm ngư nghiệp 1.1 16.2 0.69 10 0.91 12.9 0.77 10.61 0.74 9.6 Do công nghiệp và xây dựng 3.47 51.1 3.68 53.4 3.45 49 3.81 52.48 3.93 51.07 Do dịch vụ 2.22 32.7 2.52 36.6 2.68 38.1 2.68 36.91 3.02 39.33

Bảng 05:Cơ cấu hộ nông thôn phân theo ngành sản xuất chính Loại hộ 1994 2001 Năm 2000 so với1994 Số lượng (1000 hộ) Tỷ lệ(%) (1000 hộ)Số lượng Tỷ lệ(%) (1000 hộ)Số lượng Tỷ lệ(%) Tổng số hộ 11.974,5 100 13.909,5 100 1935 Hộ nông nghiệp 9.528,9 79,5 10.723,9 71,1 1.195 -2.4 Hộ lâm nghiệp 18,2 0,2 24 0,2 5,,8 Hộ thủy sản 229,9 1,9 509 3,7 279,1 +1.8 Hộ phi nông, lâm, ngư nghiệp 2.197,5 18,4 2625,5 19 455 +0,6

Nguồn: Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb thống kê, Hà Nội, 2003, tr.977.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn.

2. Giáo trình kinh tế nông nghiệp đại cương.

3. GSTS Nguyễn Kế Tuấn: CNH, HĐH Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, con đường và bước đi.

4. PGSTS Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội 2003.

5. Thời báo kinh tế việt nam, ngày 30/12/2005

6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay (Trang 25)