nghiệp đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân công lao động và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh
Người lao động là nguồn lực giữ vai trò trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây là nguồn lực năng động nhất trong các nguồn lực lao động, phát triển kinh tế, xã hội. Việc toàn dụng người lao động, giải quyết việc làm, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ toàn diện cho người lao động là điều kiện cơ bản nhất để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung, phát triển CN,TTCN và xây dựng KVPT tỉnh nói riêng. Vì lẽ đó đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế không thể coi nhẹ đào tạo nguồn nhân lực. Muốn tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chăm lo đầy đủ đến người lao động, tích cực đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội” [ tr 24] và khẳng định giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, coi phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời khẳng định nhiệm vụ cơ bản và lâu dài là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [ tr28].
Thực tiễn ở Hà Tây cho thấy, việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển kinh tế nói chung, cho phát triển CN,TTCN và cho xây dựng KVPT nói riêng là đòi hỏi không thể thiếu. Đó không chỉ là sự đáp ứng đơn thuần về mặt số lượng mà là sự đòi hỏi tổng hợp cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, bảo đảm đủ lượng cần thiết và lượng dự trữ không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn đáp ứng nhu cầu của tương lai và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Về chất lượng phải bảo đảm cả về chính trị, tư tưởng, thể chất, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó yếu tố chính trị tư tưởng là cơ sở
để nâng cao chất lượng toàn diện. Hiện nay ở Hà Tây, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (gần 80% lực lượng lao động của tỉnh). Lao động công nghiệp tuy đã đáp ứng được về mặt số lượng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động CN,TTCN còn thấp. Số lao động trong ngành được đào tạo qua các bậc từ trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học mới chỉ chiếm 54 % so với tổng số lao động toàn ngành. Trong đó số đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy nghề thấp hơn so với đào tạo cao đẳng và đại học, nên thiếu những người thợ giỏi, thợ lành nghề trong các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề lại không cơ bản dẫn đến trình độ người lao động nhìn chung còn thấp. Một thực trạng đáng được quan tâm hiện nay là trong các doanh nghiệp công nghiệp, lực lượng lao động trí tuệ với hàm lượng chất xám cao còn ít nên gây khó khăn không nhỏ cho việc chuyển giao và sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ở các làng nghề truyền thống lực lượng lao động tay nghề nói chung còn thấp, số chủ hộ chưa qua đào tạo chiếm từ 51,5 đến 61,8 %, và chủ cơ sở chiếm 43,5%. Số chủ hộ không biết chữ chiếm 1,3 %, trình độ văn hoa lớp 7-8/12 chiếm đa số. Từ đó dẫn đến tình trạng người thợ không đủ khả năng để tiếp thu công nghệ mới và kỹ thuật truyền thống cũng không được phát huy. Chất lượng hàng hoá của nhiều doanh nghiệp chưa bảo đảm, nhiều cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ, phá sản. Trong khi đó việc đẩy mạnh sản xuất trong CN,TTCN và xây dựng KVPT ở giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có thể chất và đạo đức lành mạnh. Vì vậy đòi hỏi Hà Tây phải tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho CN,TTCN và xây dựng KVPT tỉnh vững chắc. Theo đó, Hà Tây cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Một là, quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CN,TTCN phải vừa chú trọng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa nâng cao trình độ nhận thức, ý thức
trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo nguồn nhân lực để đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN, và tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh ở Hà Tây không chỉ chú trọng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà đòi hỏi quá trình đó phải nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chỉ chú trọng trình độ chuyên môn, nghề nghiệp trong quá trình đào tạo thì trình độ người lao động có thể được nâng cao song tinh thần và trách nhiệm trong xây dựng KVPT lại không được tăng thêm. Vậy là, mới chỉ đạt được mục tiêu phát triển CN,TTCN mà chưa đạt được mục tiêu tổng hợp phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng. Bởi vậy, quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CN,TTCN ở Hà Tây phải vừa nâng cao trình độ cho người lao động, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho KVPT, trước hết là ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Để nâng cao trình độ cho người lao động trong CN,TTCN khâu đầu tiên cơ bản nhất vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài là định hướng đào tạo, phân luông học sinh theo ngành nghề từ khi còn học phổ thông. Đào tạo phải gắn với thị trường lao động, theo nhu cầu của thị trường lao động. Đào tạo cho ngành nghề CN,TTCN bao gồm đào tạo cán bộ nghiệp vụ, đào tạo chủ doanh nghiệp và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật. Để làm tốt nội dung trên cầnmở rộng và nâng cao hệ thống đào tạo, dạy nghề. Thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, tạo cơ chế thông thoáng để xã hội hoá dạy nghề, thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho dạy nghề. Tăng cường năng lực đào tạo nghề để từng bước nâng cấp trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, giáo trình dạy nghề. Bên cạnh đó cần mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hó hình thức dạy nghề. Các doanh nghiệp, đơn vị tổ chưc sản xuất kinh doanh cần ra soát lại nguồn nhân lực hiện có, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bố trí cho đi đào tạo với nhiều hình thức dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng tại chỗ. Những ngành nghề mới, với yêu cầu sử dụng công nghệ mới tỉnh cần hỗ trợ
kinh phí đề đào tạo nghề. Khẩn trương xúc tiến thành lập các trường dạy nghề truyền thống ở bậc cao đẳng để tạo ra lực lượng chuyên gia kỹ thuật giỏi.
Đi cùng với việc đào tạo nghề là công tác giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành. Qua đó nâng cao tinh thần cảnh giác, tinh thần yêu nước, tính tích cực tự giác chấp hành và thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của mọi người dân. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cần tích cực, chủ động làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương để vừa đào tạo trình độ chuyên môn, nghề nghiệp vừa có thể khai thác được tính lưỡng dụng của trình độ chuyên môn, nghề nghiệp theo yêu cầu của KVPT và có ý thức, trách nhiệm công dân cao trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trực tiếp phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tốt công tác giáo dục quốc phòng cho mọi cán bộ công nhân viên trong ngành công nghiệp và mọi người dân. Biện pháp giáo dục có nhiều như thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn ngày, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua sinh hoạt của các cơ quan đoàn thể, tổ chức quần chúng. Phát huy tinh thần đoàn kết để xây dựng đơn vị, xí nghiệp vững mạnh toàn diện, đáp ứng nhu cầu hoạt động quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Hai là, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại mà còn đón trước sự phát triển của CN,TTCN và xây dựng KVPT tỉnh đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Đây là nội dung quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng sự biến động, phát triển của sản xuất CN,TTCN trong quá trình CNH,HĐH và xây dựng KVPT tỉnh. Không thể có đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN khi trình độ của người lao động bị hạn chế, công tác đào tạo nguồn nhân lực không dự báo được nhu cầy về số lượng lao động trong nội bộ ngành CN,TTCN. Do vậy, đào tào nguồn nhân lực không mở ra
được các chuyên ngành mới, không đón trước được số lượng, trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lao động trong CN,TTCN. Muốn sự xuất hiện của nhiều chuyên ngành mới thì công tác đào tạo nguồn nhân lực thường phải đi trước một bước, sao cho toàn dụng được lao động hiện có trong CN,TTCN; đồng thời còn thu hút được số lượng lớn lao động ngoài xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong CN,TTCN. Có như thế mới góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của KVPT tỉnh do số người không có việc làm ở mức thấp.
Đào tạo nghề không chỉ dự báo được nhu cầu về nguồn nhân lực trong CN,TTCN mà còn đón trước được yêu cầu mới của KVPT tỉnh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Do vậy, quá trình đào tạo nguồn nhân lực phải đạt mục tiêu kép: một là, đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân ngành CN,TTCN; hai là, đáp ứng yêu cầu mới về nguồn nhân lực của KVPT tỉnh. Muốn vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh, đặc biệt là sự phối hợp giữa Bộ chỉ huy quân sự tỉnh với Sở công nghiệp và Sở lao động thương binh xã hội trong đào tạo nguồn nhân lực để đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN và đáp ứng yêu cầu xây dựng KVPT tỉnh.
Quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN còn thu hút một lượng lớn lao động xã hội vào CN,TTCN. Cho nên, cần có kế hoạch đào tạo nghề không chỉ cho người đang lao động trong ngành CN,TTCN, mà còn đào tạo nghề cho lao động ngoài xã hội để thu hút họ vào lao động trong CN,TTCN. Tránh tình trạng khi hàn loạt các khu công nghiệp thành lập nhưng những nông dân cầm tiền đền bù đất ngồi chơi thì khu công nghiệp không thể tuyển nổi những lao động này vì họ không đáp ứng được các yêu cầu về tay nghề. Để giải quyết vấn đề này lãnh đạo tỉnh và các cơ quan ban ngành cùng các doanh nghiệp cần chủ động và ban hành chính sách như: trích tiền đền bù đất để làm kinh phí dạy nghề cho nông dân, miễn phí dạy nghề cho nông dân bị mất đất, mở rộng hệ thống đào tạo xuống tận huyện, xã… Đồng thời, cần phải có sự thống nhất, đồng bộ, nhất quán về chủ trương chính sách từ tỉnh
đến các địa phương, các doanh nghiệp đối với việc đào tạo nghề cho người lao động và tạo việc làm tại chỗ cho nông dân nhường đất cho các khu công nghiệp. Có như vậy, mới bảo đảm đón trước sự phát triển của CN,TTCN và tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, Phải gắn đào tạo với sử dụng, tránh lãng phí trong đào tạo
Muốn vậy, ngành công nghiệp phải xây dựng và hoàn thiện chương trình giải quyết việc làm, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề, làng nghề thủ công ở nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ, tại cơ sở. Thực hiện lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, mở rộng ngành nghề CN,TTCN để phân bố lao động hợp lý theo ngành vùng kinh tế của tỉnh. Phát huy và khai thác tối đa mọi tiềm năng của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi người trong tỉnh tham gia giải quyết việc làm. Thực hiện khen thưởng thoả đáng đối với tập thể, doanh nghiệp, cá nhân đạt thành tích tốt trong huy động, sử dụng nguồn lao động trên địa bàn phục vụ cho phát triển CN,TTCN và phát triển kinh tế địa phương. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm, thông tin và tư vấn việc làm cho người lao động kịp thời để người lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm.
Bốn là, chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý không chỉ trong phát triển CN,TTCN mà còn trong các hoạt động của KVPT tỉnh
Để làm được điều đó ngành công nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với các địa phương thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp và cán bộ trong các làng nghề. Nội dung và hình thức đào tạo cần tập trung vào những vấn đề mới như: cung cấp thông tin, kiến thức cập nhật, phương thức quản lý tiên tiến, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường và kiến thức về xây dựng KVPT, về quốc phòng an ninh. Việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho các chủ doanh nghiệp không thể thực hiện theo kiểu máy móc giản đơn
mà phải xuất phát từ nhu cầu của chiến lược phát triển ngành nghề CN,TTCN và nhu cầu thị trường. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến hệ thống luật pháp có liên quan đến tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì nhiều nhà doanh nghiệp trình độ hiểu biết luật pháp còn hạn chế, nhất là luật kinh tế, luật doanh nghiệp và luật lao động. Vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và đào tạo tay nghề cho người lao động không phải chỉ do nhà nước và tỉnh làm mà phải trên cơ sở các cơ chế chính sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các địa phương cùng tham gia.
Để thực hiện tốt nội dung, yêu cầu trên việc đào tạo nguồn nhân lực để đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN và xây dựng KVPT tỉnh cần thực hiện tốt một số biện pháp đó là:
Đào tạo dài hạn tại các trường, qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do cơ sở sản xuất địa phương và trung ương mở
Vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp, các địa phương cần có kế hoạch, chiến lược đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn cho phát triển CN,TTCN bằng cách gửi đi đào tạo tại các trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời kết hợp với việc mở các lớp tập huấn, truyền nghề, nhân cấy nghề ngắn ngày để đáp ứng yêu cầu vừa bảo đảm sản xuất hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu mở rông sản xuất lâu dài.
Đào tạo thông qua thực tiễn phân công đảm nhiệm các công việc trong quá trình sản xuất, diễn tập KVPT
Đây chính là khâu truyền nghề trực tiếp, cần thực hiện sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết với lao động thực hành, giữa các trường và các đơn vị sản xuất. Vì vậy, với các trường dạy nghề, trong chương trình đào tạo cần có nội dung đi thực tập thực hành cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, công nhân viên và học viên đào tạo nghề.