CÙNG CHƠI ĐỐ TỪ

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng việt lớp 2 (Trang 34)

MỤC ĐÍCH

- Luyện tập về tìm hiểu nghĩa từ: Rèn kĩ năng phán đoán từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên dựa vào những dấu hiệu cụ thể được gợi ý qua câu đố.

- Củng cố, mở rộng vốn từ nhằm phục vụ cho học tập và giao tiếp.

CHUẨN BỊ

- Mỗi người trong nhóm tham gia chơi đều phải chuẩn bị cho mình một "câu đố" về từ chỉ người hoặc sự vật được diễn đạt bằng văn xuôi hoặc văn vần (nội dung cần nêu được nghĩa của từ hoặc gợi ra được những dấu hiệu nhận biết về người hay sự vật)

Ví dụ: Đố về các từ sau

+ (Nông dân): Người thường làm các công việc như cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn (heo), thả cá được gọi là gì?

+ (Con vẹt): Con vật có cái mỏ quặp, leo cây giỏi và bắt chước được tiếng của người là con gì?

+ (Cú mèo):

Có đôi mắt sáng, ngủ ngày, thức đêm?

(Là con gì?)

+ (Cái ghế):

Bốn chân mà chỉ ở nhà

Khi nào khách đến, kéo ra mời ngồi

(Là cái gì?)

- Cử trọng tài theo dõi cuộc chơi, có giấy bút để ghi kết quả

CÁCH TIẾN HÀNH

- Lập 2 nhóm chơi có số người bằng nhau (mỗi nhóm 4 - 5 người)

- 2 nhóm (A - B) ngồi ở 2 bàn đối diện (cách nhau 3 - 4), gắp thăm hoặc "oẳn tù tì" để giành quyền đố trước (ví dụ: nhóm A)

- Lần lượt theo thứ tự, người thứ nhất của nhóm A (A1) đọc "câu đố" của mình cho nhóm B nêu từ chỉ người hay sự vật ("giải câu đố").

+ Sau khi trao đổi, nhóm B đồng thanh nêu đúng từ thì B1 sẽ được quyền đọc "câu đố" của mình cho nhóm A nêu từ.

+ Nếu nhóm B nêu sai từ hoặc dừng lâu (nhóm A đếm từ 1 đến 5 hoặc 10) không nêu được từ thì sẽ mất quyền đọc "câu đố". Nhóm A được cử tiếp A2 đọc "câu đố" cho nhóm B nêu từ...

- Kết thúc cuộc chơi (1 trong 2 nhóm đã học hết "câu đối" của mình), trọng tài căn cứ vào kết quả đọc "câu đố" và "giải câu đố" của 2 nhóm để tuyên bố nhóm thắng cuộc (nhóm không giải được "câu đố" nhiều hơn là

Nhóm thua cuộc)

Một phần của tài liệu Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng việt lớp 2 (Trang 34)