Các biện pháp phòng trừ cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc (Trang 28)

a. Biện pháp phòng trừ

Việc phòng ngừa các SVNLXH xâm nhập là rất cần thiết vì nếu càng phát hiện sớm các SVNLXH thì càng dễ phòng trừ và đỡ mất công sức. Tốt nhất là

nên lập các ô và tuyến định vị để theo rõi sự xuất hiện và sự xâm lấn của các SVNLXH. Các tuyến và ô này được theo rõi định kỳ: 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng/1lần, tuỳ theo đối tượng và mức độ nguy hiểm của chúng.

Có thể dùng bản đồ với tỷ lệ thích hợp để theo dõi sự phân bố và phát tán của các SVNLXH trong khu vực. Nếu vườn quốc gia thì phải theo dõi sự xuất hiện và xâm lấn của các SVNLXH ở cả vùng đệm và các phân khu. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần cần được theo rõi chặt chẽ với số lần theo rõi định kỳ nhiều hơn so với các phân khu khác.

b. Các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt.

Trước hết cần tập hợp tài liệu về các SVNLXH xâm lấn và tiến hành các nghiên cứu về đặc tính sinh thái và sinh vật học của chúng. Sau đó, tuỳ theo điều kiện của địa phương, và các đặc điểm sinh thái và sinh vật học của các SVNLXH xâm lấn để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt bằng cơ giới, hoá học hoặc sinh vật học:

* Biện pháp cơ giới: Là biện pháp đã được sử dụng lâu đời nhất để kiểm soát các SVNLXH xâm nhập. Ưu thế của biện pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, trang bị đơn giản và không làm ô nhiễm môi trường. Có thể áp dụng các biện pháp cơ giới sau:

- Nhổ và cắt bằng tay, áp dụng tốt đối với các SVNLXH chưa đến giai đoạn sinh sản. Chú ý thu thập hết các cơ thể sinh vật không để lại bộ phận nào của chúng còn lại, đề phòng chúng có thể tái sinh lại bằng con đường vô tính hoặc hữu tính.

- Đối với các loài thực vật lạ xâm lấn có thể dùng các biện pháp cơ giới khác như: Đào cây, sới đất làm bật rễ, phát đốt, san ủi, kéo lưới (đối với các loài thực vật thuỷ sinh)...

* Biện pháp hoá học: Biện pháp này có lợi thế là nhanh, ít nhân công và rẻ tiền nhưng thường gây ô nhiễm cho môi trường hoặc đôi khi gây độc cho cả cây trồng và những loài sinh vật bản địa khác. Vì vậy cần rất thận trọng khi sử dụng các hoá chất độc để tiêu diệt các SVNLXH xâm nhập và cần áp dụng nhiều biện

pháp để giảm thiểu tác hại của hoá chất trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai.

* Biện pháp sinh học: Thường dùng các loài thiên địch của các SVNLXH để tiêu diệt chúng. Thí dụ như dùng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu bướm trắng

(Eublema amabilis) gây hại cho sản xuất Cánh kiến đỏ ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ưu điểm của phương pháp này là không gây ô nhiễm môi trường, nhưng rất bất lợi do khó kiểm soát được sự phát triển của các loài thiên địch sau khi chúng đã tiêu diệt hết các SVNLXH, Vì vậy khi sử dụng biện pháp này cần hết sức thận trọng và chỉ nhập các loài thiên địch khi biết rất rõ đặc tính sinh vật học của chúng và có thể kiểm soát sự phát triển của chúng khi nhập vào một môi trường mới.

* Biện pháp tổng hợp: Biện pháp này phối hợp cả 3 biện pháp trên nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của từng biện pháp riêng lẻ. Thí dụ như để tiêu diệt cây Mai dương cần tiến hành nhổ, chặt, cầy đất khi cây còn non và mới phát triển; dùng hoá chất khi cây đã phát triển mạnh và nếu không kết quả phải tìm được các loài thiên địch thì mới tiêu diệt được hoàn toàn chúng.

Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu.

Địa điểm nghiên cứu điều tra là 121 xã thuộc 7 huyện (Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô) và hai huyện thị (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là các dòng sông như Phó Đáy, sông Phan.... các hồ như hồ Bò Lạc, hồ Suối Sải, hồ Xạ Hương... và các vùng đất ngập nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)