Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệ m:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả môn Hóa học khối 9 (Trang 25)

Bản thân tôi đã tham gia bồi dưỡng HSG nhiều năm (từ năm học 1999-2000 đến nay), trong thời gian đầu hiệu quả rất thấp, do nhiều nguyên nhân:

+ Kiến thức trang bị cho học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu đề thi

+ Cơ sở để định ra nội dung bồi dưỡng chưa khoa học, dẫn đến không trang bị đủ kiến thức cho học sinh dự thi.

Từ đó, bản thân tự thu thập tài liệu, kiến thức, hệ thống lại thành chương trình cụ thể để bồi dưỡng và qua nhiều năm áp dụng nội dung trên trong quá trình bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy rằng dần dần học sinh nhận thức được tầm quan trọng bộ môn hơn, định hướng đúng đắn hơn khi tham gia bồi dưỡng và dự thi, từ đó dẫn đến kết quả đạt được ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng hơn.

Trong 3 năm trở lại đây với số lượng học sinh do tôi bồi dưỡng đã đạt được kết quả như sau:

Năm học Số HS dự thi Kết quả đạt được(cấp tỉnh) Tỉ lệ

2008-2009 3 1 giải ba 33,33%

2009-2010 5 2 giải nhì 40%

2010-2011 2 1 giải nhất, 1 giải nhì 100%

Qua kết quả trên ta thấy hiệu quả ngày càng được nâng lên.

PHẦN KẾT LUẬNI. Những bài học kinh nghiệm : I. Những bài học kinh nghiệm :

Để đạt được kết quả trên, qua quá trình bồi dưỡng tôi đã rút ra được các bài học kinh nghiệm sau :

a. Về phía học sinh :

- Phải có động cơ học tập đúng đắn, không chạy theo phong trào. Sắp xếp thời gian hợp lý để tự học, tự nghiên cứu thêm.

- Phải có tư duy, sáng tạo, biết vận dụng các kiến thức được bồi dưỡng vào các bài tập, các đề thi thực tế.

- Trong quá trình bồi dưỡng thì tính tập thể là rất quan trọng, do đó học sinh phải tự trao đổi lẫn nhau khi giải quyết một vấn đề nào đó, nhằm khắc sâu thêm các kiến thức nhận được từ phía giáo viên.

b. Về phía giáo viên :

- Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng say mê, nhiệt tình trong công việc, không ngừng học hỏi, nghiên cứu để làm phong phú thêm kiến thức truyền đạt cho học sinh.

- Phân dạng bài tập cụ thể, chuẩn bị kỹ nội dung cho mỗi dạng cần bồi dưỡng cho học sinh, đảm bảo các kiến thức mà học sinh lĩnh hội được phải có tính kế thừa và phát triển vững chắc.

- Tiến trình bồi dưỡng thường phải được bắt đầu bằng 1 bài tập mẫu, có hướng dẫn cụ thể nguyên tắc và phương pháp giải. Sau đó là các bài tập tương tự, nâng cao và vượt mẫu để học sinh tự rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

- Trong quá trình bồi dưỡng cần phải phát hiện các lỗi mà học sinh thường gặp như: lời giải không rõ ràng, phản ứng thiếu đều kiện hay cân bằng để nhắc nhở học sinh không mắc phải cho các lần sau.

- Phân dạng bài tập cụ thể, mỗi dạng cần hướng dẫn học sinh phương pháp chung để giải, sau đó cho bài tập tương tự để học sinh khắc sâu kiến thức nắm bắt được.

- Bài tập ra cho học sinh phải có tính logic, đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng vẫn còn một số tồn tại khó khắc phục:

+ Từ đầu học sinh chưa định hướng đúng khi chọn môn dự thi, do đó dẫn đến số học sinh dự thi thấp (bỏ giữa chừng)

+ Thời gian để học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu không đủ (ngoài giờ học chính khóa các em còn học ngoại khóa thể dục, tham gia bồi dưỡng nhiều lĩnh vực khác nhau, học thêm, . . . ), dẫn đến hiệu quả không cao.

c. Về phía nhà trường:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình bồi dưỡng. - Có kế hoạch ngay từ đầu trong khâu tuyển chọn đội học sinh dự thi.

- Phân công các giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng nhiều năm và đạt kết quả tốt để tham gia bồi dưỡng. Đồng thời cũng có hướng bồi dưỡng các giáo viên khác để làm lực lượng kế thừa.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả môn Hóa học khối 9 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w