Nhiều agent thương mại trước đây được phát triển để tìm kiếm thông tin. Mỗi agent riêng biệt chạy trong một phạm vi để thu thập một số kiểu thông tin nhất định nào đó và trả về thông tin tới người yêu cầu. Nói cách khác, các agent này hoạt động đơn lẻ một mình và rất ít khi tương tác với các agent khác (nếu có). Cách tiếp cận như vậy chắc chắn sẽ có những lợi ích của nó. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thế giới con người thực, cách tiếp cận đơn độc như thế sẽ không thể xây dựng được mạng xã hội hoặc có khả năng hỗ trợ mọi người đến và tham gia các tổ chức. Thay vào đó, chúng ta thiết lập các mạng có thể tương tác lẫn nhau phục vụ cho nhiều mục đích. Tương tác giữa các agent chưa đủ để xây dựng xã hội agent, chúng ta cần các agent có thể phối hợp với nhau – dù là cộng tác, cạnh tranh hay tổ hợp của cả hai. Các “xã hội” agent này được gọi là hệ đa agent (multiagent systems – MAS). Vậy các hệ đa agent là các hệ thống bao gồm các agent kết hợp trong mối quan hệ với các agent khác và tương tác với nhau theo một cách nào đó.
32
Một agent có thể làm mọi thứ, nhưng các agent chậm chạp (fat agents) sẽ giảm về tốc độ, độ tin cậy, khả năng bảo trì, v.v…(tức là không có các agent tuyệt đối). Phân chia chức năng giữa các agent sẽ tăng tính mô đun, tính linh động, dễ sửa đổi và mở rộng.
Các tri thức đặc biệt thường không có sẵn trong một agent đơn, khi cần có thể kết hợp tri thức từ rất nhiều nguồn (agent) khác nhau.
Các ứng dụng đòi hỏi tính toán phân tán thường được hỗ trợ tốt hơn bởi MAS. Khi đó, có thể thiết kế các agent như là các thành phần tự chủ và hoạt động song song. Các quá trình xử lý và giải quyết vấn đề đồng thời có thể cung cấp các giải pháp cho nhiều vấn đề.
Để hỗ trợ các hệ đa agent cần phải thiết lập một môi trường thích hợp. Các môi trường MAS phải cung cấp một cơ sở hạ tầng có các giao thức tương tác và truyền thông, thường xuyên mở hoặc thiết kế tập trung và có các agent tự chủ, thích nghi, phối hợp.