Xây dựng thuật toán di truyền dò tìm khóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tấn công chuẩn mật mã khối (DES) nhờ hệ thống tính toán hiệu năng cao (Trang 52)

Căn cứ vào nội dung đã tìm hiểu ở Mục 3.3.2 (Thuật toán di truyền nhị phân), Hình 3.5 (Biểu đồ luồng của thuật toán di truyền nhị phân) và đặc trƣng của bài toán thám mã hộp đen để xây dựng quy trình dò tìm khóa mật (khóa đúng) nhƣ Hình 3.7 dƣới đây.

Định nghĩa hàm phù hợp, các biến

Tạo lập họ khóa khởi tạo Giải mã bản mã cho trƣớc

với các khóa trong họ Tính các giá trị mức phù hợp của các bản giải mã Loại bỏ 50% khóa có mức phù hợp thấp Chọn từng cặp khóa để kết hợp Kết hợp, sinh khóa mới

Đột biến

Kết thúc

Kiểm tra hội tụ ?

Có Không 100 khóa 10 0 kh ó a 50 khóa

Hình 3.7. Quy trình thám mã dựa trên thuật toán di truyền

Nhƣ đã tìm hiểu về thuật toán di truyền, các thuật ngữ có cùng ý nghĩa có thể đƣợc sử dụng đồng thời đó là “chi phí”, “hàm chi phí”, hoặc “phù hợp”, “hàm phù hợp”. Trong ngữ cảnh, bài toán nhận dạng “bản rõ” phục vụ thám mã DES này chúng ta sử dụng các thuật ngữ “phù hợp”, “mức phù hợp”, “hàm phù hợp”. Ngoài ra, ở phần tìm hiểu thuật

47

toán di truyền, chúng ta sử dụng từ “dân số”. Nhƣng trong trƣờng hợp này, đối tƣợng xét đến là các khóa k, nên chúng ta sử dụng từ “họ” thay vì từ “dân số”.

Trong trƣờng hợp sử dụng thuật ngữ “chi phí”, để so sánh các mức chi phí chúng ta quy ƣớc giá trị của “hàm chi phí” càng nhỏ thì chi phí càng thấp (giải pháp tốt hơn). Một cách tƣơng đƣơng, nếu sử dụng thuật ngữ “phù hợp” để so sánh các mức phù hợp của các khóa k, đồng thời quy ƣớc giá trị của “hàm phù hợp” càng nhỏ thì mức phù hợp càng cao (giải pháp tốt hơn).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tấn công chuẩn mật mã khối (DES) nhờ hệ thống tính toán hiệu năng cao (Trang 52)