Kết chƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm và ứng dụng trên môi trường DOT NET (Trang 34)

Nhƣ vậy tác giả đã tổng hợp những thông tin, những cái nhìn tổng quan về kiểm thử phần mềm, về vai trò, vị trí của nó trong ngành công nghiệp phần mềm. Cùng với sự phát triển của xã hội thì phần mềm ngày càng đa dạng, phức tạp và tham gia vào hầu hết tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, do đó đảm bảo chất lƣơng phần mềm là một yêu cầu tất yếu, mang tính chất sống còn đối với mỗi sản phẩm phần mềm nói riêng và ngành công nghiệp phần mềm nói chung. Từ thực tế này cũng đặt ra nhiều thách thức trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm khi công sức cũng nhƣ chi phí phải bỏ ra ngày càng tăng. Do đó việc nghiên cứu áp dụng các công cụ kiểm thử tự động đƣợc coi là một giải pháp tối ƣu cho bài toán này, những lợi ích mà kiểm thử tự động đem lại là rất lớn.

Thông qua Chƣơng 1 tác giả đã tiếp cận đƣợc các yêu cầu và đặc điểm của các công cụ kiểm thử tự động, về mô hình hoạt động cũng nhƣ các thành phần của một công cụ kiểm thử tự động. Trong nội dung chƣơng tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu kiến trúc và các thể loại kiểm thử phần mềm, trƣớc khi trực tiếp bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một công cụ kiểm thử tự động.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC THỂ LOẠI KIỂM THỬ PHẦN MỀM

2.1 Tổng quan

Kiểm thử phần mềm là một quá trình điều tra tiến hành thực nghiệm để cung cấp cho các bên liên quan thông tin về chất lƣợng sản phẩm hoặc dịch vụ đã đƣợc thử nghiệm, dựa trên bối cảnh hoạt động của sản phẩm. Kiểm thử phần mềm cũng là mục tiêu, một đánh giá độc lập cho phép các doanh nghiệp đánh giá và hiểu đƣợc những rủi ro trong khi thực hiện các phần mềm. Các kỹ thuật kiểm thử bao gồm, nhƣng không giới hạn các quá trình thực thi chƣơng trình hay ứng dụng với mục đích tìm ra lỗi phần mềm.

Thử nghiệm phần mềm cũng có thể đƣợc xem nhƣ quá trình phê chuẩn và xác minh rằng một chƣơng trình phần mềm/ứng dụng/sản phẩm:

1. Đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật đƣợc mô tả trong thiết kế. 2. Hoạt động nhƣ mong đợi.

3. Thực thi một cách thống nhất.

Tùy thuộc vào phƣơng pháp xây dựng phần mềm mà kiểm thử phần mềm có thể đƣợc thực hiện bất cứ lúc nào trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các công việc kiểm thử đƣợc thực hiện sau khi yêu cầu đã đƣợc định nghĩa và quá trình viết mã đƣợc hoàn tất. Nhƣ vậy, các phƣơng pháp thử nghiệm đƣợc quản lý bởi các phƣơng pháp phát triển phần mềm.

Các mô hình phát triển phần mềm khác nhau sẽ tập trung công việc kiểm thử tại các điểm khác nhau trong quá trình phát triển. Trong một mô hình truyền thống, hầu hết các công việc kiểm thử đƣợc thực hiện sau quá trình đặc tả yêu cầu và viết mã. Các mô hình phát triển mới hơn, chẳng hạn nhƣ Agile hoặc XP, thƣờng đƣợc áp dụng phƣơng pháp thử nghiệm hƣớng phát triển (Test Driven) và sử dụng trƣớc một phần của thử nghiệm trong quá trình phát triển do chính các lập trình viên thực hiện.

Việc tách và gỡ lỗi từ kiểm thử đƣợc giới thiệu lần đầu tiên bởi Glenford J. Myers vào năm 1979. "Một thử nghiệm thành công là một thử nghiệm trong đó tìm

thấy lỗi", điều này minh họa cho các mong muốn của cộng đồng công nghệ phần mềm là tách biệt các hoạt động phát triển phần mềm và hoạt động gỡ lỗi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử phần mềm và ứng dụng trên môi trường DOT NET (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)