Giải thích hiện tượng ưu thế ngọn và auxin-IAA:
1.6.8 Auxin với sự hình thành quả, sự sinh trưởng và tạo quả không hạt:
sinh trưởng và tạo quả không hạt:
Hạt phấn là nguồn rất giàu auxin, kích thích sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn.
Núm nhụy cũng tiết ra các chất kích thích sự sinh trưởng của ống phấn và đồng thời cũng sản sinh ra các chất ức chế sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn khác loài, gây nên sự tuyệt giao giữa các loài
Khi thụ tinh xong, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và chính phôi cũng là nguồn tổng hợp auxin mạnh mẽ rồi khuyếch tán vào bầu kích thích sự lớn lên của bầu thành quả.
Suy ra kích thước và cả hình dạng của quả hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng và sự khuyếch tán của auxin trong phôi hạt
Cũng có trường hợp quả được hình thành không có thụ tinh và tạo nên quả không hạt.
Năm 1934, Yasuda đã thành công trong việc gây nên quả không hạt ở bầu bí bằng cách xử lý dịch chiết của hạt phấn lên hoa
Sau đó người ta phân tích và thấy trong dịch chiết của hạt phấn có chứa nhiều auxin. Từ đó người ta đã xử lý trực tiếp auxin ngoại sinh cho hoa thì cũng có thể loại trừ sự thụ tinh và tạo nên quả không hạt vì rằng auxin đã trực tiếp khuyếch tán vào bầu, kích thích sinh trưởng của bầu thành quả không hạt.
1.6.9 Auxin và sự rụng lá, hoa, quả, …: …:
Laibach (1933) đã chỉ ra rằng trong dịch chiết của hạt phấn phong lan có chứa một chất có thể kìm hãm sự rụng. Chất đó là IAA.
Trước khi rụng, có một tầng rời được hình thành ở cuống của cơ quan thực vật. Đây là một vài lớp tế bào nhu mô có thành mỏng, hoàn toàn thiếu lignin và suberin. Khi hình thành tầng rời thì có 3 trường hợp xảy ra:
1. Lớp vỏ giữa của tế bào bị phân hủy, còn lớp vỏ sơ cấp vẫn giữ nguyên.
2. Tất cả thành bị phân hủy.