Vận dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER trong các phiên bản của Net Framework

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG CÁC PHIÊN BẢN CỦA .NET FRAMEWORK (Trang 39)

.Net Framework

a) Phép thay thế - Substitute

• Ta thấy rằng qua từng phiên bản của .Net Framework, phiên bản sau ra đời với mục đích thay thế cho phiên bản trước đó. Ví dụ: phiên bản 1.1 ra đời để thay thế cho phiên bản 1.0, phiên bản 2.0 ra đời để thay thế cho phiên bản 1.1 và 1.0, phiên bản 3.0 ra đời để thay thế cho phiên bản 2.0, 1.1 và 1.0…

• Sự thay thế của CLR 4.0 trong .Net Framework 4.0 đối với CLR 2.0 trong .Net Framework phiên bản trước đó.

b) Phép kết hợp – Combine

• .Net Framework là sự kết hợp giữa nhiều chức năng lại với nhau qua từng phiên bản khác nhau. Ví dụ .Net Framework 3.0 là sự kết hợp của tất cả các chức năng của phiên bản trước đó và các tính năng mới như hỗ trợ

WPF, WCF, WF… và ở phiên bản 3.5 là sự kết hợp tất cả các tính năng của phiên bản 3.0 và các chức năng mới như: LinQ…

• Một phép kết hợp mà ta dễ dàng nhận thấy nhất là các phiên bản .Net Framework luôn được sử dụng kèm với các phiên bản của Visual Studio. Ví dụ: phiên bản .Net Framework 1.0 được dùng kết hợp với bộ Visual Studio 2002, phiên bản 1.1 được dùng với Visual Studio 2003, phiên bản 2.0 được dung với Visual Studio 2005…

• Tích hợp .Net FrameWork 2.0, SQL Server 2005, Visual Studio 2005 trong bộ cài đặt Visual Studio 2005; Tích hợp .Net Framework 3.5, SQL Server 2008, Visual Studio 2008…

c) Phép thích ứng – Adapt

• Trước sự thống trị và những tính năng vượt trội của Java, ngày 12/2/2002 đánh dấu bước quan trọng đầu tiên trong “cuộc đời” của .NET Framework, khi phiên bản 1.0 cùng với Visual Studio.NET 2002 được chính thức ra mắt. Sự kiện này đánh dấu một thành công mang tính lịch sử và cho thấy hướng đi đúng đắn của Microsoft trước sự phát triển mạnh mẽ của Java vào thời điểm này.

• .Net Framework tương thích đối với nhiều loại ngôn ngữ lập trình. Bạn có thể tự mình viết trình dịch cho ngôn ngữ mình yêu thích, miễn đảm bảo tương thích với ECMA, tức là dịch ra theo chuẩn của CIL. Cho đến nay, đã có hơn 30 ngôn ngữ được sử dụng với .NET, tuy nhiên, những ngôn ngữ từ chính Microsoft vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất.

• Ngày 12/4/2010 , Microsoft lại nâng cấp .NET Framework liên phiên bản 4.0. Đây là phiên bản đầu tiên sau .NET 2.0 kể từ 2005 có một CLR hoàn toàn mới: CLR 4.0. Cũng cần nhắc lại là cả .NET 3.0 và 3.5 đều sử dụng CLR 2.0, và không có CLR 3.0. Điều này cho thấy Microsoft cho rằng CLR đã lạc hậu và dần thay thế bằng CLR 4.0.

• Windows Store Apps trong phiên bản .Net Framework 4.5 là một bước đột phá về công nghệ để cạnh tranh với các nền tảng khác đang nổi đình đám như IOS, Android, Java…

• Ta dễ dàng nhận thấy sự điều chỉnh của Microsoft qua từng phiên bản của .Net Framework. Phiên bản 2.0 hỗ trợ hoàn toàn cho tính toán 64-bit, .NET Micro Framework, bổ sung và nâng cấp nhiều control của ASP.NET và đặc biệt là hỗ trợ Generics, sự xuất hiện của nền tảng WPF, WCF, WF… trong phiên bản 3.0, LinQ trong phiên bản 3.5, Parallel Computing trong phiên bản 4.0, Windows Store Apps trong phiên bản 4.5…

e) Phép thêm vào – Put

• Phiên bản .Net Framework 1.1 là sự xuất hiện của .NET Compact Framework, phiên bản thu gọn của .NET Framework cho các thiết bị di động.

• Phiên bản .Net 2.0 là sự xuất hiện của Generics - cho phép chúng ta định kiểu an toàn (type safety). Chúng cho phép ta tạo ra một cấu trúc dữ liệu mà không cần phải xác định đó là kiểu dữ liệu gì.

• Phiên bản 3.0 là sự xuất hiện của nền tảng WPF, WCF, WF… • Phiên bản 3.5 là sự xuất hiện của LinQ..

• Phiên bản 4.0 là sự xuất hiện của parallel computing..

• Phiên bản 4.5 là sự xuất hiện của Windows Store Apps, HTML5…

f) Phép loại bỏ - Eliminate

• Loại bỏ CLR 2.0 trong phiên bản 4.0 của .Net Framework

g) Phép đảo ngược – Reverse

• Nếu như 3 phiên bản 2.0, 1.1 và 1.0 .NET Framwork đều gắn liền với một phiên bản Visual Studio nào đó, thì.NET Framework 3.0 đã “phá” truyền thống này khi ra mắt cùng với hệ điều hành Windows Vista vào cuối năm 2006. Rất tiếc Window Vista đã không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng do nhiều nguyên nhân: chậm, đòi hỏi phần cứng cao...

VII. Lời kết

- Với sự hậu thuẫn của Microsoft và sự ủng hộ mạnh mẽ của giới công nghệ, đặc biệt là cộng đồng lập trình viên, .NET đã đi được những bước dài, trở thành một trong những nền tảng mạnh mẽ và phổ biến nhất. Chắc chắn rằng .NET 4.5 và các phiên bản sau này sẽ tiếp tục những thành công mà .NET Framework đã đạt được trong một thập kỉ qua sẽ còn những bước tiến xa hơn nữa

- Một ưu thế nữa của .Net Framework so với các nền tảng lập trình khác đó là tương thích đối với nhiều loại ngôn ngữ lập trình. Trong khi nền tảng Java gắn liền với ngôn ngữ Java, thì trái lại, .NET mở rộng cửa hơn nhiều. Bạn có thể tự mình viết trình dịch cho ngôn ngữ mình yêu thích, miễn đảm bảo tương thích với ECMA, tức là dịch ra theo chuẩn của CIL. Cho đến nay, đã có hơn 30 ngôn ngữ được sử dụng với .NET, tuy nhiên, những ngôn ngữ từ chính Microsoft vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất.

- Thực tế đã chỉ ra rằng, ở thời điểm hiện tại Microsoft đã thống lĩnh hầu như tuyệt đối những nền tảng ứng dụng chạy trên hệ điều hành window với những tính năng ưu việt được nâng cấp từ nền tảng .Net Framework, và chắc rằng điều đó sẽ còn tiếp tục một thời gian khá dài sau này.

- Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ cảu các nền tảng ứng dụng chạy trên thiết bị di động, Window Store Apps của Microsoft vẫn còn khá lép vế trước những đối thủ cạnh tranh như App Store của Apple hay Android Market của Google...

- Kết lại: Với sự phát triển mạnh mẽ của .Net Framework và bộ Visual Studio đi kèm, Microsoft vẫn sẽ tiếp tục thống lĩnh thị phần ứng dụng chạy trên nền tảng window và trong tương lai không xa Window Store Apps sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với IOS và Android.

KẾT LUẬN

Bài thu hoạch đã cố gắng vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở lớp, bạn bè và những tài liệu tìm kiếm được để phân tích sự sáng tạo của sản phẩm .Net Framework trên từng phiên bản khác nhau của Microsoft, bài thu hoạch đã khái quát được phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER và đã trình bày được một số chức năng nổi bật trên từng phiên bản, từ đó vận dụng để phân tích tính sáng tạo bằng phương pháp SCAMPER.

Dù đã hết sức cố gắng, song bài thu hoạch này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, đặt biệt là các chi tiết sáng tạo được phân tích băng phương pháp SCAMPER. Nếu có nhiều thời gian hơn, người thực hiện tin rằng có thể phân tích cụ thể hơn, rõ ràng hơn nhằm làm nổi bật mức độ quan trọng của sự sáng tạo được Mirosoft áp dụng trên các phiên bản của .Net Framework.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Slide bài giảng “Phương pháp nghiên cứu khoa học và tư duy sáng tạo” – GS.TSKH Hoàng Kiếm.

2) Phương pháp tư duy sáng tạo SCAMPER - Tài liệu thuộc mô hình Đại học sáng tạo. 3) http://vi.wikipedia.org/wiki/.NET_Framework 4) http://www.kienthuc.name.vn/threads/net-framework-%E2%80%93-lich-su- hinh-thanh-va-phat-trien.4/ 5) http://www.c-sharpcorner.com/uploadfile/sujit9923/net-framework-features- from-net-2-0-to-4-5/ 6) http://tapchilaptrinh.vn/2012/07/24/wpf-1-tong-quan-ve-windows- presentation-foundation-inprogress/ 7) http://mspbkhn.wordpress.com/2012/12/09/lam-quen-voi-phat-trien-ung- dung-windows-store-app/

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG CÁC PHIÊN BẢN CỦA .NET FRAMEWORK (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w