Thực trạng vận dụng dạy học nêu vấn đề vào hình thức Xêmina môn giáo dục học quân sự đối với học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC (Trang 25 - 32)

giáo dục học quân sự đối với học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay

• Để làm rõ thực trạng vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina môn GDHQS đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS đề tài đã tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp sau:

Quan sát sư phạm các buổi Xêmina môn GDHQS của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội.

Toạ đàm trao đổi ý kiến với các giáo viên khoa GDHQS và học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Nghiên cứu nội dung kế hoạch Xêmina, kế hoạch hướng dẫn và điều khiển Xêmina của giáo viên và đề cương chuẩn bị của học viên.

Khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên khoa GDHQS và học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội.

Qua xử lý thông tin đề tài đã thu được một số kết quả như sau:

Bảng 1:Mức độ, số lượng chuẩn bị và sử dụng các vấn đề học tập, bài toán nhận thức của học viên và giáo viên

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Số lượng Kết quả %

G H G H

và sử dụng các vấn đề học tập, bài toán nêu vấn đề của giáo viên và học viên

- Thỉnh thoảng 2 113 11,1 84,4 - Không bao giờ 0 9 0 6,7

2 Về số lượng các vấn đề học tập, bài toán nêu vấn đề được chuẩn bị và sử dụng

- Rất nhiều 0 0 0 0 - Tương đối nhiều 4 6 22,2 4,4

- Ít 14 119 77,8 88,9

- Không có 0 9 0 6,7

Bảng kết quả cho thấy, các buổi Xêmina môn GDHQS đều có sử dụng các vấn đề học tập hoặc bài toán nêu vấn đề. Đa số các giáo viên điều khiển Xêmina đều có chuẩn bị và lựa chọn các vấn đề học tập để cho học viên tranh luận, kích thích tính tích cực nhận thức, rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo cho học viên. Điều đó cho thấy trong Xêmina môn GDHQS đã có sự vận dụng DHNVĐ để chuẩn bị và tiến hành song số lượng các vấn đề học tập và các bài toán nhận thức còn ít. Chỉ có 22,2% số giáo viên là chuẩn bị và sử dụng các vấn đề học tập tương đối nhiều. Điều đó cho thấy, tuy giáo viên đã thường xuyên vận dụng song số lượng các vấn đề học tập, bài toán nêu vấn đề còn ít, còn mang tính kinh nghiệm, tự phát mà chưa thành một quy trình chặt chẽ.

Về phía học viên, nhìn chung đa số học viên đã có sự chuẩn bị vấn đề học tập trong đề cương Xêmina của mình đồng thời tham gia tranh luận giải quyết các vấn đề học tập được đề ra. Song sự chuẩn bị của học viên là chưa đều đặn, chỉ 8,9% học viên là thường xuyên chuẩn bị, 84,4% học viên là thỉnh thoảng chuẩn bị, và cá biệt một số học viên không chuẩn bị bao giờ (6,7%). Đồng thời số lượng các vấn đề học tập mà học viên chuẩn bị và tham gia giải quyết chưa nhiều: Chỉ có 4,5% học viên là chuẩn bị và tham gia giải quyết tương đối nhiều các vấn đề học tập hay các bài toán nêu vấn đề. Điều này cho thấy học viên chưa có sự chủ động trong tìm kiếm, chuẩn bị và tham

gia vào giải quyết vấn đề mà phần lớn phụ thuộc vào sự điều khiển của giáo viên. Mặt khác giáo viên chưa có sự tích cực khuyến khích, kiểm tra và hướng dẫn việc chuẩn bị và tiến hành DHNVĐ của học viên. Việc vận dụng DHNVĐ vào hướng dẫn và điều khiển Xêmina cho học viên chưa theo một quy trình chặt chẽ.

• Về vai trò của vận dụng DHNVĐ trong Xêmina GDHQS qua hỏi ý kiến chuyên gia, qua trưng cầu ý kiến kết hợp với quan sát sư phạm cho thấy, việc chuẩn bị và vận dụng khéo léo các vấn đề học tập các bài toán nêu vấn đề dẫn dắt học viên vào THCVĐ sẽ kích thích tính tích cực nhận thức của học viên, tạo ra bầu không khí tranh luận sôi nổi, hào hứng, qua đó giúp học viên củng cố vững chắc kiến thức, đồng thời tạo ra sự say mê hứng thú học tập.Điều đó được biểu hiện rõ nét ở bảng dưới đây:

Bảng 2: Mức độ phát huy tính tích cực, khả năng nắm kiến thức, phát triển tư duy và hứng thú học tập của học viên qua sử dụng

DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS

TT Nội dung đánh giá Mức độ

đánh giá Số lượng Kết quả % G H G H 1 Về tính tích cực của học viên qua vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS - Tích cực hơn 12 88 66,7 65,6 - Bình thường 6 46 33,3 34,4 - Kém tích cực 0 0 0 0 2 Về mức độ nắm kiến thức của học viên qua vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS

- Nắm vững hơn 11 80 61,1 59,7 - Bình thường 7 54 38,9 40,3

- Kém hơn 0 0 0 0

3 Về mức độ rèn luyện phát triển tư duy của học viên qua

- Phát triển hơn 12 92 66,7 68,7 - Bình thường 6 42 33,3 31,3

vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS

- Kém hơn 0 0 0 0

4 Về mức độ hứng thú học tập của học viên qua vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS

- Hứng thú hơn 13 91 72,2 67,9 - Bình thường 5 43 27,8 32,1

- Kém hứng thú 0 0 0 0

Bảng số liệu trên đây cho thấy vai trò của DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS. Đa số học viên và giáo viên đều cho rằng việc vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS sẽ phát huy tính tích cực, hiệu quả nắm kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm hơn là việc không vận dụng DHNVĐ. Điều này cho thấy cần phải triển khai nghiên cứu và vận dụng sâu hơn nữa việc vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS theo một hệ thống, một quy trình nhất định.

• Tuy nhiên, qua nghiên cứu kế hoạch hướng dẫn và điều khiển Xêmina môn GDHQS kết hợp với các buổi quan sát Xêmina cho thấy trình độ vận dụng DHNVĐ vào Xêmina môn GDHQS còn hạn chế. Việc vận dụng DHNVĐ vào Xêmina chưa thành một hệ thống, một quy trình từ chuẩn bị đến tiến hành Xêmina. Trong chuẩn bị Xêmina chưa có sự nghiên cứu và kết cấu chủ đề Xêmina thành một hệ thống các vấn đề học tập có quan hệ chặt chẽ với nhau, mà giải quyết vấn đề này là tiền đề để giải quyết các vấn đề khác. Chưa có sự xử lý các vấn đề học tập thành những bài toán nêu vấn đề làm cơ sở để đưa học viên vào THCVĐ. Cách thức xây dựng bài toán nêu vấn đề còn đơn điệu, chưa thật phong phú đa dạng. Trong Xêmina môn GDHQS, giáo viên thường hay sử dụng các bài toán nêu vấn đề chứa đựng mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn, mâu thuẫn giữa các quan điểm trái ngược nhau. Trong khi đó có rất nhiều cách thức để thiết kế các bài toán nêu vấn đề.

Từ đó dẫn đến việc chuẩn bị của học viên cho Xêmina theo kiểu DHNVĐ còn thiếu tính chủ động. Đa số các học viên đều chuẩn bị đề cương Xêmina theo

kiểu thông báo tái hiện, trình bày một cách xuôi chiều các vấn đề mà giáo viên đã hướng dẫn. Đặc biệt nhiều học viên còn chép lại nội dung bài giảng làm đề cương Xêmina. Có ít học viên chủ động nghiên cứu tìm tòi cách tiếp cận và giải quyết chủ đề Xêmina đặt ra, từ đó đề xuất các vấn đề học tập nảy sinh và phương án giải quyết của mình.

Trong tiến hành Xêmina, cách thức nêu vấn đề và dẫn dăt học viên vào THCVĐ của giáo viên còn chưa thật khéo léo, chưa linh hoạt để phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng học viên trong Xêmina. Bởi vậy một số vấn đề học tập hay bài toán nêu vấn đề mà giáo viên nêu ra chưa gây được tính tích cực hứng thú cho học viên trong việc tham gia tranh luận giải quyết các vấn đề. Có những vấn đề quá dễ, có những vấn đề học tập lại quá khó, được đặt ra một cách đột ngột, vượt quá tầm hiểu biết của học viên, do vậy không đưa được người học vào THCVĐ. Việc giải quyết, kết luận vấn đề này, dẫn dắt người học đến vấn đề khác của giáo viên chưa thật linh hoạt và theo kịp tiến trình Xêmina.

Về phía học viên trong quá trình Xêmina GDHQS, nhìn chung còn phát biểu xuôi chiều, thụ động, dựa vào tài liệu và kiến thức của bài giảng là chính. Tuy nhiên trước các vấn đề học tập chứa đựng mâu thuẫn được đặt ra, đa số các học viên đều phát huy tính tích cực chủ động trong tranh luận và giải quyết vấn đề. Đặc biệt là các bài toán chứa đựng những mâu thuẫn do những cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung thường gây ra tranh luận sôi nổi, tích cực và hăng hái của học viên. Nhiều học viên có cách tư duy độc lập, sáng tạo trong tiếp cận và giải quyết vấn đề mà chủ đề đặt ra. Một số học viên còn chủ động đặt ra các vấn đề mới để tranh luận làm sáng tỏ chủ đề hơn.

Qua khảo sát thực trạng vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina môn GDHQS của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS cho thấy, DHNVĐ đã được vận dụng vào Xêmina ở mức độ khác nhau. Tuy số lượng các vấn đề học tập còn chưa nhiều song đã chứng tỏ vai trò to lớn của việc vận dụng DHNVĐ, nhìn chung qua việc vận dụng DHNVĐ mức độ phát huy tính tích cực, nắm kiến thức, rèn kỹ năng, phát triển tư duy và bồi dưỡng tình cảm cho học viên tốt hơn là khi không vận dụng. Song cách thức và trình độ vận dụng DHNVĐ

vào Xêmina môn GDHQS còn nhiều hạn chế, mà cốt lõi nhất là thiếu một quy trình chuẩn bị và tiến hành Xêmina môn GDHQS theo kiểu DHNVĐ.

• Nguyên nhân của thực trạng

Trước hết, Xêmina là một hình thức tổ chức dạy học trong đó người học tranh luận các vấn đề học tập được kết cấu theo một chủ đề khoa học nhất định dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Do vậy, trong Xêmina giáo viên và học viên đều phải chuẩn bị và sử dụng các vấn đề học tập hay các bài toán nêu vấn đề, nghĩa là đều sử dụng DHNVĐ ở mức độ nhất định. Mặt khác DHNVĐ là kiểu dạy học hiện đại đã được triển khai nghiên cứu và vận dụng khá phổ biến trong và ngoài quân đội, đặc biệt là ở HVCTQS. Do vậy trong chuẩn bị và tiến hành Xêmina đa số các giáo viên đều có chủ định vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina ở mức độ khác nhau, và khi đó đã phát huy được vai trò nhất định của DHNVĐ trong Xêmina như kích thích tính tích cực nhận thức, nâng cao hiệu quả nắm kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng lòng say mê hứng thú học tập cho người học.

Tuy nhiên, DHNVĐ là lý thuyết dạy học mới mẻ và khó khăn. Mặc dù đã có rất nhiều tác giả đề cập tới song về cơ bản vẫn chỉ dừng ở mức độ lý luận, ít có tác giả đi sâu vào nghiên cứu vận dụng cụ thể cho các hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là hình thức Xêmina. Giáo viên chưa được bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng cơ bản để vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina. Bởi vậy, trình độ vận dụng DHNVĐ của một số giáo viên còn hạn chế, việc vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina môn GDHQS còn thiếu tính hệ thống với số lượng vấn đề học tập còn ít.

Bên cạnh đó, việc thiết kế các bài toán nêu vấn đề của một chủ đề Xêmina theo một hệ thống, một quy trình nhất định đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức, sự chuẩn bị lâu dài, sự tập trung nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và cả sự hướng dẫn tỉ mỉ công phu cho học viên, dẫn đến một số giáo viên còn ngại vận dụng DHNVĐ trong Xêmina. Do đó mà số lượng các bài toán nêu vấn đề còn chưa nhiều.

Đồng thời việc nêu vấn đề, dẫn dắt học viên vào THCVĐ, điều khiển quá trình trao đổi, tranh luận, giải quyết lần lượt các vấn đề là cả một nghệ thuật đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, có óc tưởng tượng và tư duy sư phạm

nhạy bén, am hiểu tâm lý và trình độ nhận thức của học viên, nắm chắc các kỹ năng điều khiển Xêmina để dẫn dắt học viên vào THCVĐ. Mặt khác bản thân học viên cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, tích cực, phải huy động trí tuệ, công sức, thời gian và cả sự căng thẳng trong DHNVĐ, dẫn đến nhiều học viên rất ngại tham gia vào chuẩn bị và tiến hành Xêmina theo kiểu DHNVĐ. Do đó việc vận dụng DHNVĐ vào Xêmina môn GDHQS là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức.

Qua khảo sát ý kiến về mức độ khó của việc vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS cho thấy:

Bảng 3: Mức độ khó trong việc vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina

Nội dung đánh giá Mức độ

đánh giá Số lượng Kết quả % G H G H Mức độ khó trong việc vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina môn GDHQS - Quá khó 11 89 61,1 66,4 - Tương đối khó 7 45 38,9 33,6 - Dễ dàng 0 0 0 0

Từ thực trạng trên cho thấy giáo viên cần phải nâng cao trình độ vận dụng và tích cực vận dụng DHNVĐ trong Xêmina môn GDHQS nhiều hơn nữa. Đặc biệt là phải xây dựng quy trình vận dụng DHNVĐ vào hình thức Xêmina môn GDHQS từ khâu chuẩn bị cho đến khâu tiến hành.

Kết luận chương 1

Lịch sử phát triển của DHNVĐ cho thấy việc nghiên cứu lý luận và tìm các giải pháp vận dụng DHNVĐ là mục tiêu tìm tòi, nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Ngày nay nó vẫn đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong các nhà trường của hệ thống giáo dục quốc dân.

DHNVĐ là kiểu dạy học hiện đại trong đó người dạy sử dụng các bài toán nêu vấn đề nhằm tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo của người học, theo cách thức nêu lên và giải quyết vấn đề, thông qua đó giúp người học chiếm lĩnh tri thức, phát

triển trí tuệ, hình thành niềm tin khoa học.

DHNVĐ có vai trò quan trọng trong kích thích tính tích cực nhận thức, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo ,bồi dưỡng tình cảm, lòng say mê, hứng thú học tập cho học viên. Nó có khả năng vận dụng rộng rãi vào quá trình dạy học, đạc biệt là vào hình thức Xêmina ở nhà trường quân sự.

Vận dụng DHNVĐ trong hình thức Xêmina môn GDHQS đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội thực chất là việc thiết kế và sử dụng các bài toán nêu vấn đề từ các chủ đề Xêmina để đưa học viên vào tình huống có vấn đề, thông qua quá trình trao đổi, tranh luận của Xêmina mà giải quyết các bài toán đã đặt ra, thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Thực tiễn vận dụng DHNVĐ môn GDHQS đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội ở HVCTQS cho thấy việc vận dụng DHNVĐ còn mang tính kinh nghiệm, tự phát, chưa có quy trình vận dụng cụ thể. Trình độ vận dụng DHNVĐ của giáo viên và khả năng tiếp nhận DHNVĐ của học viên còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY HỌC (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w