Đặc điểm bộ máy kế toán tại Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty Cổ phần May và Thương mại Tiên Lữ (Trang 30)

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập chung

toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Tại phòng kế toán được chia ra làm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận cũng chịu trách nhiệm về các phần công việc khác nhau (Sơ đồ tổ chức phòng kế toán – phụ lục 2.3).

Chính sách kế toán:

- Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần May và Thương mại Tiên Lữ là hình thức nhật ký – chứng từ.

- Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn, bổ sung hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

- Niên độ kế toán: Năm tài chính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (theo năm dương lịch).

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá vốn hàng bán: Phương pháp đơn giá bình quân đầu kỳ - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

- Chứng từ và luân chuyển chứng từ (phụ lục 2.4)

2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm may gia công áo sơ mi tại Công

ty CP May và TM Tiên Lữ

2.2.2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất may gia công tại Công ty *Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ phù hợp với đặc điểm kinh doanh là yếu tố cần thiết không thể thiếu được đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất. Công ty CP May và TM Tiên Lữ có quy trình sản

xuất phức tạp kiểu liên tục. sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau (cắt, may, là, tẩy, mài, thêu, đóng gói, đóng hòm) liên tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kế tiếp, xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một số giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất. Vậy nên để phù hợp với quy trình công nghệ đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng mã hàng.

Việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng mã hàng là tương đối đơn giản. Mỗi mã hàng được mở một phiếu tính giá thành để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất theo từng mã hàng đó. Công ty thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất như vậy là thuận lợi cho công tác tính giá thành bởi chi phí sản xuất chung đến cuối mỗi tháng đều được phân bổ cho từng mã hàng theo chi phí nhân công trực tiếp. Hơn nữa, phiếu tính giá thành của công ty có ghi chi tiết nêu thuận lợi cho quản lý, phiếu tính giá thành này được theo dõi cho từng mặt hàng.

* Phân loại chi phí sản xuất

Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như phục vụ cho việc hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất được Công ty phân loại như sau:

- Chi phí NVLTT: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.

+ Chi phí nguyên vật liệu chính: là các loại vải, sợi, bông ...được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm chủ yếu do khách hàng mang tới. Công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp phát sinh trong quá trình nhận nguyên vật liệu từ khách hàng. Vì vậy khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính là không đáng kể.

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: là cúc, nhãn, mác..chúng thường đi kèm với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của một đơn đặt hàng. Chi phí nguyên vật liệu phụ Công ty bỏ ra là chỉ, nhãn, thẻ, băng keo dán thùng, thùng carton,...

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn trưa của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đây là khoản mục chi

- Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí cần thiết khác phát sinh trong các phân xưởng phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện thoại, điện, fax, chi phí dịch vụ mua ngoài...

2.2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm may gia công áo sơ mi tại Công ty CP May và TM Tiên Lữ

* Kế toán chi phí NVLTT

Những nguyên vật liệu chính, phụ liệu do khách hàng mang tới Công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng nhập, xuất, không theo dõi về mặt gái trị và cũng không được phản ánh trên tài khoản kế toán. Khi đối tác giao nguyên vật liệu chính, phụ liệu Công ty tiến hành nhập kho.

Theo kế hoạch sản xuất của phòng Kinh doanh – Hành chính, phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và xây dựng định mức nguyên vật liệu cần sử dụng (phụ lục 2.5). Trên cơ sở định mức do phòng Kỹ thuật xây dựng thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính, phụ liệu gia công cần dùng cho các phân xưởng (phụ lục 2.6). Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL nhận gia công, thủ kho ghi vào sổ kho

Trường hợp NVL tiêu hao thực tế nhỏ hơn định mức, có NVL sử dụng không hết kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho để ghi giảm chi phí NVL trực tiếp ở TK 621. Cuối tháng trên TK621 còn lại là số NVL thực tế sử dụng cho sản xuất sản phẩm và được kết chuyển về KT154 để tập hợp số liệu cho tính giá thành sản phẩm.

Kế toán tiến hành tập hợp các phiếu xuất kho về phòng kế toán, phân loại theo từng loại NVL sử dụng từng xí nghiệp và tập hợp số liệu theo từng đối tượng. Trên cơ sở số chi tiết NVL-CCDC kế toán lập bảng theo dõi chi tiết NVL_CCDC từ đó lập sổ chi phí TK621, sổ cái TK621.

Trên cơ sở sổ chi tiết NVL-CCDC, kế toán lập bảng tổng hợp nhập - xuất tồn và trên cơ sở đó tính ra đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ cụ thể:

Đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ = Giá trị NVL tồn Đk + Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳ Từ đó tính ra giá trị thực tế NVL xuất dùng: Giá trị thực tế NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất kho x

Đơn giá NVL xuất dùng trong kỳ

Đơn giá CCDC xuất dùng cũng được tính theo phương pháp giống như NVL theo số liệu tháng 12/2011, kế toán lập bảng nhập - xuất. Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất tìm NVL kế toán tính ra giá trị thực tế từng loại NVL xuất kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm (phụ lục 2.7).

Cụ thể theo số liệu trên bảng nhập - xuất tồn tháng 12/2011, kế toán tính ra giá trị thực tế vải Kaneta xuất do gia công sản phẩm tháng 12/2011 như sau:

Đơn giá các Kaneta xuất dùng = 450đ.

Giá trị NVL thực tế xuất dùng = 20.880 x 450 = 9.346.000đ.

Hàng tháng căn cứ vào bảng kê phiếu xuất kho theo đối tượng sử dụng vật tư, kế toán lập bảng theo dõi chi tiết vật tư và bảng phân bổ NVL-CCDC (phụ lục 2.8).

Căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng phân bố NVL-CCDC kế toán lập bảng kê chi tiết (phụ lục 2.9). Tháng 12/2011 Công ty ký hợp đồng gia công 100.000 áo sơ mi cho Nhật Bản với NVL chính là vải Kaneta, Mex đều do khách hàng đem đến, giá trị để hạch toán là phần chi phí vận chuyển, xếp dỡ NVL được Công ty thực hiện còn NVL phụ, bao bì đóng gói công tác tự tìm nhà cung cấp cho NVL đủ cho sản xuất sản phẩm.

Khi nhận hợp đồng giao khoán của Công ty sẽ tiến hành sản xuất, kế toán sẽ tập hợp các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, sau đó ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để theo dõi và tính toán giá thành sản phẩm.

Kế toán ghi:

Nợ TK621 : 166.076.800 Có TK152 : 127.236.000.

Có TK1522: 68.400.000 Có TK1526 : 48.000.000 Có TK 153: 38.750.800

Căn cứ nhật ký chứng từ chứng từ kế toán tiến hành lập sổ cái TK621 (phụ lục 2.10).

Cuối tháng kế toán ghi bút toán kết Nợ TK1541: 166.076.800

Có TK 621 : 166.076.800

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty Cổ phần May và Thương mại Tiên Lữ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w