Các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Chuyên đề Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 45)

Dịch vụ phát triển khá, đáp ứng tốt nhu cầu cho sản xuất và đời sống. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,8 %/năm (mục tiêu 13 %/năm). Một số lĩnh vực phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô cũng như chất lượng: Bưu chính viễn thông, vận tải, tài chính, bảo hiểm,… Bên cạnh sự phát triển tích cực của các ngành dịch vụ nêu trên; nhiều loại hình dịch vụ khác trong tỉnh cũng có những bước phát triển đáng kể như: Dịch vụ y tế, giáo dục,…Dịch vụ giáo dục và đào tạo ngày càng được quan tâm với tính xã hội hóa ngày càng cao. Trong những năm qua, nhiều trường dân lập và tư thục đã được đầu tư xây dựng. Dịch vụ y tế có bước phát triển khích lệ. Nhiều phòng khám và bệnh viện tư nhân được xây dựng và đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

2.2.3.1. Hoạt động nội thương

Trong 5 năm qua nhờ có chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn của Nhà nước, hoạt động thương mại và dịch vụ trên thị trường trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Mạng lưới thương mại và dịch vụ phát triển nhanh, hàng hóa dồi dào, phong phú, chất lượng hàng hóa từng bước được nâng lên, cung đáp ứng được cầu, lưu thông hành hóa thuận lợi, thông suốt và tốc độ lưu chuyển hàng hóa tăng khá.

Mạng lưới thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh những năm qua phát triển nhanh cả về số cơ sở và số lao động tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2010 khoảng 64.482 cơ sở, tăng 67,4% so với năm 2005 (tăng 167% so với năm 2000), bình quân tăng 10,9 %/năm giai đoạn 2006-2010. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2010 còn 7 doanh nghiệp.

Lực lượng lao động tham gia hoạt động thương mại những năm qua tăng khá nhanh, năm 2000 có 32.422 lao động, năm 2010 đã có 112.043 lao động, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 12,8%/năm. Lực lượng lao động biến động theo chiều hướng, lao động các doanh nghiệp nhà nước giảm và lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, lao động thương nhân tăng nhanh.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong những năm qua liên tục tăng với tốc độ khá cao, bình quân tăng 22 %/năm giai đoạn 2006-2010 và 14,2 % /năm giai đoạn 2001-2010. Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của loại hình kinh tế đều tăng; cơ cấu chuyển dịch theo hướng loại hình kinh tế nhà nước ngày càng giảm (từ 17,6% năm 2000 xuống còn 6,7% năm 2005 và 6,0% năm 2010), loại hình kinh tế ngoài nhà nước tăng (từ 82,4% năm 2000 đã tăng lên 93,3% năm 2010); phân theo ngành kinh tế, tỷ trọng của thương mại giảm từ 93,4% năm 2000 xuống còn 87,4% năm 2005 và 81,3% năm 2010, ngược lại khách sạn nhà hàng tăng từ 6,6% năm 2000 lên 8,6% năm 2005 và 9,5% năm 2010; các ngành dịch vụ từ chỗ gần như không phát sinh đã có 4% năm 2005 và đến năm 2010 các ngành dịch vụ đã chiếm 9,2%.

Số thương nhân tăng nhanh, doanh nghiệp dân doanh trở thành lực lượng kinh doanh chủ yếu trên thị trường, chiếm thị phần ngày càng lớn, nhất là thị trường bán lẻ hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng được đầu tư cả về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 1 trung tâm thương mại, 4 siêu thị, 176 chợ. Một số

chợ đầu mối nông sản của tỉnh đang tiếp tục được triển khai xây dựng theo quy hoạch.

2.2.3.2. Hoạt động xuất, nhập khẩu

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp, thương nhân hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô cũng như trình độ thương mại. Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều tăng qua các năm; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh; các doanh nghiệp nhà nước giảm. Năm 2010, tổng số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh là 132 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (96 doanh nghiệp) và doanh nghiệp tư nhân (36 doanh nghiệp). Tính chung, sau 10 năm (2001-2010) số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng khoảng 100 doanh nghiệp.

Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đến nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu đến 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu hành hóa truyền thống được duy trì và giữ vững, đồng thời từng bước mở rộng có tiềm năng mới như Canada, Mỹ và thị trường EU, Nhật Bản.

Mặt hàng xuất khẩu chính của Hải Dương chủ yếu là những sản phẩm như: Dây và cáp điện (chiếm từ 30 - 32%), hàng hóa khác (27 - 28%), dệt may (20 - 23%), giày dép các loại (từ 8 - 10%). Từ đầu năm 2009 đến nay, tỉnh Hải Dương có thêm sản phẩm xuất khẩu là hàng điện khẩu các nhóm hàng đều tăng, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu là hàng điện tử và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Pháp, Đức. Trị giá xuất khẩu các nhóm hàng đều tăng, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu có sự thay đổi; những năm 2000-2005, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là may mặc, giày dép, bánh kẹo và hàng nông sản nhưng 5 năm qua (2006- 2010), mặt hàng xuất khẩu chủ yếu lại là dây cáp điện, hàng hóa khác, dệt may, giày dép,… tỷ trọng hàng hóa là sản phẩm may mặc giảm từ 35% năm 2005 xuống còn 22% năm 2010, tỷ trọng hàng hóa là sản phẩm giày dép giảm tương ứng từ 32% xuống 8%; một số nhóm hàng có tỷ trọng giảm dần là hàng rau quả, thực phẩm chế biến, bánh kẹo. Với sự thay đổi cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu đó, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu là nguyên liệu và hàng sơ chế đã giảm, đưa tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.

Tính chung trong 5 năm (2006-2010), tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 2.836 triệu USD gấp 7,14 lần so với 5 năm (2001-2005). Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 885 triệu USD, gấp 7,87 lần so với năm 2005, bình quân tăng 51,1 %/năm; trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương đạt 44 triệu USD, bình quân giảm 4,4 %/năm và xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 841 triệu USD, bình quân tăng 73,5 %/năm. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp địa phương giảm từ 49% năm 2005 xuống còn 5% năm 2010, ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tương ứng từ 47,2% lên 95%.

Tuy đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động xuất khẩu, những kết quả hoạt động xuất khẩu của Hải Dương vẫn còn nhỏ bé và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, hơn nữa tuy cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những thay đổi rõ nét nhưng tỷ trọng hàng gia công còn cao, do đó khối lượng xuất khẩu dù nhiều nhưng trị giá thấn, dễ gặp rủi ro.

Cùng với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, nhập khẩu cũng tăng với tốc độ cao. Những mặt tích cực của hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 thể hiện ở một số điểm như: Nhập khẩu đã hướng vào mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược phát triển xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu thiết yếu của sản xuất, tiêu dùng trong nước. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi theo chiều hướng tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu ngày càng mở rộng, chất lượng hàng nhập khẩu được nâng cao, góp phần đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010, kim ngạch nhập khẩu của Hải Dương bình quân tăng 26,0 %/năm; tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm 2006-2010 đạt 2.945 triệu USD, gấp 3,6 lần so với giai đoạn 2001-2005; Riêng nhập khẩu của khu vực có vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2006-2010 tăng bình quân 38,4% mỗi năm và chiếm 94,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, vật tư chiếm thị phần cao như: máy móc, vật tư các loại chiếm từ 60 - 62%, phụ tùng ô tô chiếm từ 15 - 17%, nguyên phụ liệu ngành chiếm 10 - 12%, nguyên phụ liệu ngành giày chiếm từ 4 - 6%,... Hiện nay, tỉnh Hải Dương có nhập khẩu một số mặt hàng mới như: Sắt thép, máy tính và linh kiện, kim loại, chất dẻo,… giá trị xuất khẩu lớn chủ yếu ở khu vực kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 80 - 85% so với tổng giá trị nhập khẩu của toàn tỉnh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 28,4 %/năm. Tỷ trọng nhập khẩu của khu vực này là từ 86,1% năm 2005 lên 94,6% năm 2010.

Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã nhập khẩu hàng hóa từ trên 30 nước và vùng lãnh thổ. Thị phần chủ yếu là các nước Châu Á chiếm khoảng 80-82%, Châu Mỹ chiếm từ 12 - 15% so với tổng giá trị nhập khẩu toàn tỉnh, trong đó Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ là những quốc gia chiếm vị trí quan trọng. Cơ cấu thị trường thay đổi đã phần nào thể hiện đường lối tăng cường hội nhập khu vực và đã có sự tính toán hiệu quả trong hoạt động ngoại thương, phù hợp với đặc điểm sản xuất, tiêu dùng, khả năng đầu tư và vận tải của nước ta.

Tuy nhiên, công tác nhập khẩu cũng còn một số hạn chế, nhất là về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại cũng còn diễn ra, cần có những biện pháp tích cực để hạn chế. Công tác quy hoạch sản xuất, dự báo nhu cầu được làm thường xuyên và nâng cao chất lượng để tránh những cơn sốt, hoặc tồn đọng hàng hóa, đảm bảo phát triển hợp lý giữa nhu cầu sản xuất với nhập khẩu.

Biều đồ 3. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2010

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2010)

2.2.3.3. Hoạt động du lịch

Các cơ sở kinh doanh lưu trú phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2000, cả tỉnh có 26 cơ sở lưu trú, trong đó chỉ có 1 khách sạn 2 sao

và 1 khách sạn 1 sao. Đến năm 2010, có 110 khách sạn, tăng 37 khách sạn, với 2.550 phòng nghỉ, tăng 1.010 phòng so với năm 2006.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của lượng khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn cũng tăng trưởng khá. Giai đoạn 2001-2005, tỉnh Hải Dương đón được 2.942 lượt khách du lịch qua các cơ sở lưu trú, các điểm dừng chân và khách thập phương đi tham quan, tham dự các lể cổ truyền, trong đó các cơ sở lưu trú đón được 830,5 ngàn lượt người. Doanh thu du lịch tăng từ 120 tỷ đồng năm 2001 lên 250 tỷ đồng năm 2005, bình quân tăng 20,1 %/năm.

Lượt khách du lịch qua tỉnh năm 2010 đạt 2,2 triệu lượt, tăng bình quân 20,6%, trong đó lượng khách lưu trú tăng bình quân 17,8 %/năm; khách quốc tế tăng bình quân 18,7 %/năm. Doanh thu dịch vụ du lịch tăng bình quân 15,2 %/năm. Khách du lịch quốc tế chủ yếu là khách Trung Quốc chiếm 25%, Hàn Quốc 19%, Nhật Bản 14,5%, Đài Loan 16%, còn lại 25,5% là khách ở các thị trường khác như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc, các nước Asean.

2.2.3.4. Hoạt động vận tải, bưu chính viễn thông

Dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia với nhiều loại hình hoạt động đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Sơ bộ năm 2010, số lượng phương tiện vận tải là 9.704 phương tiện; trong đó có 8.850 phương tiện vận tải đường bộ, 854 phương tiện vận tải đường thủy, tốc độ tăng bình quân đạt 20,3 %/năm. Đã đưa vào khai thác 15 tuyến xe buýt, nâng tổng số tuyến xe buýt đang khai thác lên 16 tuyến từ thành phố Hải Dương đến các huyện và các tỉnh lân cận. Mở mới 22 tuyến xe khách cố định đến các tỉnh. Đến năm 2010, giá trị sản xuất ngành vận tải ước đạt 2.428 tỷ đồng, tăng bình quân 27,6 %/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do sự phát triển nhanh về số cơ sở vận tải và năng lực vận tải, nên hoạt động vận tải trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 đạt được tốc độ tăng trưởng khá; khối lượng hàng hóa luân chuyển bình quân tăng 18,1 %/năm; khối lượng hành khách vận chuyển tăng bình quân tăng 22,7 %/năm; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 18,5 %/năm. Giá trị sản xuất của hoạt động vận tải, bốc xếp bình quân tăng 27,6 %/năm.

Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, khối lượng hành hóa vận chuyển tăng bình quân 22,7 %/năm; khối lượng hành hóa luân chuyển tăng bình quân tăng 25,6 %/năm; khối lượng hành khách vận chuyển bình quân tăng 24,8 %/năm; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 22,3 %/năm. Giá trị sản xuất của hoạt động vận tải, bốc xếp tăng bình quân tăng 27 %/năm.

Dịch vụ bưu chính, viễn thông

Dịch vụ bưu chính, viễn thông có tốc độ phát triển khá, đặc biệt là dịch vụ viễn thông. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 9 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính, chuyển phát, 7 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động, 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông cố định, 4 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Internet. Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet tăng bình quân 29,9%/năm.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành bưu chính viễn thông được hiện đại hóa ngang tầm với các nước trong khu vực. Lượng thuê bao điện thoại (cố định và di động) phát triển nhanh, số thuê cố định tăng trung bình 58.000 thuê bao/năm, di động tăng trung bình 404.000 thuê bao/năm; thuê bao Internet băng rộng tăng bình quân 125,2 %/ năm.

Dịch vụ bưu chính, viễn thông được tổ chức phù hợp với từng mô hình bưu cục và các điểm bưu điện văn hóa xã. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có dịch vụ điện thoại, 100% cơ sở đào tạo được kết nối Internet băng rộng.

2.2.3.5. Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Dịch vụ ngân hàng có bước phát triển nhanh về quy mô và chất lượng. Sơ bộ năm 2010, toàn ngành ngân hàng có 96 đơn vị đầu mối với trên 250 điểm giao dịch (năm 2006 có 75 đầu mối với 143 điểm giao dịch). Giai đoạn 2006- 2010 có thêm 16 chi nhánh ngân hàng thương mại, 5 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thành lập mới đi vào hoạt động.

Tổng nguồn vốn huy động toàn ngành tăng nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 47,5%, trong đó nguồn vốn huy động tại chỗ tăng bình quân 48%, gấp hơn 2 lần so với mục tiêu đề ra. Tổng dư nợ cho vay tăng bình quân đạt 42 %/năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 4.577 tỷ đồng, tăng 55,3% so với năm 2005; sơ bộ năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 17.000 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm, giảm từ 3,4% năm 2006 xuống còn 1,9% năm 2010.

Các loại hình dịch vụ ngân hàng khác như: Dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đại lý chứng khoán,… phát triển khá đa dạng và hiệu quả tốt. Đặc biệt, dịch vụ thanh toán khong dùng tiền mặt tăng nhanh, đến năm 2010 tổng số máy ATM trên địa bàn tỉnh là 150 máy, số tài khoản cá nhân mở để thanh toán lương qua tài khoản là 260.000 thẻ.

Dich vụ bảo hiểm tương đối phát triển, đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh đã có 8 đơn vị hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tổng doanh thu bảo hiểm tăng bình quân 22 %/năm.

2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

2.3.1. Giao thông

Một phần của tài liệu Chuyên đề Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương (Trang 45)