Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về việc bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm của (Trang 38)

VIỆC BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN

Ngày nay do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN, ngành giao nhận của các nước này cũng đã có những bước tiến quan trọng. Vận tải đa phương thức và Logistics ngày càng trở lên phổ biến. Năm 1991, Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA) được thành lập nằm mục đích hỗ trợ các phương pháp để nâng cao chất lượng, trình độ và chuyên môn của người giao nhận trong khu vực. Sự phát triển của giao nhận hàng hoá đã kéo theo sự phát triển của bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận. Các quốc gia có hệ thống cảng biển và ngành giao nhận sớm phát triển như Singapore, Thái Lan, v.v... thì loại hình bảo

hiểm trách nhiệm của người giao nhận cũng có cơ hội phát triển sớm và mạnh hơn các quốc gia khác trong khu vực.

Trong khu vực Đông Nam Á thì Singapore là nước có ngành giao nhận phát triển nhất. Chính vị trí địa lý chiến lược đã biến Singapore trở thành trung tâm cho hoạt động vận tải biển ở khu vực Đông Nam Á. Trong vài năm trở lại đây, Singapore đã trở thành cảng biển tấp nập nhất thế giới, nếu xét về khối lượng xếp dỡ tại cảng. Singapore là điểm gặp gỡ của 400 tuyến đường biển, liên kết với 700 cảng khác nhau của 130 quốc gia trên toàn thế giới. Cảng Singapore có thể tiến hành xếp dỡ cùng một lúc hơn 800 tàu và là một trong ba cảng biển lớn nhất thế giới (hai cảng biển khác là cảng Rotterdam của Hà Lan và cảng New York của Mỹ). Do đó số lượng các công ty giao nhận lớn trên thế giới tập trung khá nhiều ở Singapore. Điều đó kéo theo nhu cầu về bảo hiểm trách nhiệm của các công ty giao nhận cũng tăng lên không ngừng. Trên thị trường bảo hiểm trách nhiệm của Singapore có hàng nghìn các công ty bảo hiểm lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt còn có sự hiện diện của các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới như Serra International Inc., Hi-best Air Ocean Inc., Apollo Freight Forwarder Ltd., AGF-CAMAT Ltd.,... Có được sự phát triển này phần lớn là nhờ việc Singapore là một thị trường hấp dẫn với nhiều công ty giao nhận lớn hoạt động nên nhu cầu mua bảo hiểm trách nhiệm cũng tăng lên, bên cạnh đó không thể không kể đến một môi trường pháp lý lành mạnh, minh bạch, một chính phủ với những chính sách thông thoáng hấp dẫn các công ty bảo hiểm, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống viễn thông hiện đại... Đó là những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công mà các quốc gia đi sau như Việt Nam cần phải học hỏi. Bên cạnh Singapore thì Thái Lan cũng là một quốc gia trong khu vực có ngành giao nhận và bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận cũng rất phát triển. Nhiều công ty giao nhận đã được hình thành từ rất sớm, điển hình như Sea Trans Express được thành lập từ năm 1988 và hiện nay đã trở thành công ty giao nhận hàng đầu của Thái Lan. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có hệ thống cảng khá phát triển. Cảng Laem Chabang là một cảng lớn và sầm uất. Thái Lan cũng đã thu hút được

một số lượng lớn các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm nhờ những chính sách thông thoáng của Chính phủ.

Là một nước nằm trong khu vực ASEAN nhưng nền kinh tế vẫn còn lạc hậu nên ngành giao nhận còn khá mới mẻ đối với Lào. Thực tế hiện nay Lào mới chỉ có khoảng 20 công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động trong ngành giao nhận mặc dù có nhiều các công ty nhỏ không có giấy phép vẫn hoạt động kinh doanh và làm ăn trực tiếp với các công ty giao nhận của Thái Lan. Hiệp hội Giao nhận quốc gia Lào (LIFFA) được thành lập với sự giúp đỡ của Bộ Giao thông vận tải Lào nhưng triên vọng của ngành giao nhận vẫn chưa thực sự sảng sủa. Nguyên nhân có thể là do: các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn còn đang ở giai đoạn soạn thảo chờ phê duyệt, quyền chuyên chở hàng hoá thì bị hạn chế, phương tiện chuyên chở cũ kỹ lạc hậu, nguồn nhân lực còn yếu kém và các ngân hàng thường không chấp nhận các giấy tờ vận tải giao nhận trong thanh toán. Người giao nhận của Lào phải đợi cho đến khi hàng hoá được xếp tại cảng xuất phát (Bangkok, Laem Chabang, Đà Nẵng) thì mới lấy được vận đơn đường biển cần thiết cho mục đích tín dụng chứng từ. Tuy đã có một số công ty giao nhận lớn trong nước như Lao Freight Forwarder (LFF) và Societe Mixte de Transport (SMT) cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và hệ thống phâp phối vận chuyển (Logistics) nhưng phần lớn các công ty giao nhận của Lào thường chỉ hoạt động với tư cách làm đại lý (Agent). Vì vậy, các quốc gia có loại hình bảo hiểm trách nhiệm còn khá mới mẻ như Việt Nam hay Lào thì việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ những nước sớm phát triển loại hình bảo hiểm này như Singapore và Thái Lan là vô cùng cần thiết. Điều đó sẽ giúp chúng ta thấy được nhứng thuận lợi và khó khăn, điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để có những chiến lược phát triển phù hợp đối với Bảo hiểm trách nhiệm cuả người giao nhận - một lĩnh vực tuy còn mới mẻ nhưng đầy triển vọng phát triển trong tương lai.

CHƯƠNG II

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TẠI VIỆT NAM

I/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Sự phát triển của giao nhận vận tải quốc tế tại Việt Nam

Nghề giao nhận của Việt Nam đã hình thành từ lâu. Miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng đã có nhiều công ty giao nhận, phần lớn làm công việc khai quan thuế vận tải đường bộ nhưng manh mún, một số là đại lý của các hãng giao nhận nước ngoài.

Ở Miền Bắc, từ 1960 các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tự đảm nhiệm việc tổ chức chuyên chở hàng hoá của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở các ga liên vận đường sắt ở thời kỳ này hoạt động giao nhận không được chuyên sâu, công việc và thủ tục đơn giản chỉ là trong phạm vi của công ty, lĩnh vực mặt hàng, loại hàng... Sau khi thống nhất đất nước, để tập trung đầu mối quản lý chuyên môn hoá khâu vận tải giao nhận Bộ Ngoại thương nay là bộ Thương mại đã đưa tổ chức giao nhận vào một mối từ Bắc tới Nam là Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (VIETRANS). Trong thời kỳ bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, người giao nhận chủ chủ yếu lo giao hàng xuất, nhập hàng nhập tại cảng nước mình và VIETRANS là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở uỷ thác của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước ta dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, hoạt động thương mại

được mở rộng, nghề giao nhận do đó mà phát triển khá nhanh, Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương vì thế mà cũng không còn giữ độc quyền nữa. Các hoạt động giao nhận vì thế cũng được mở rộng, số lượng các công ty giao nhận tăng và trình độ nghề nghiệp được nâng lên nhanh chóng. Đã có nhiều công ty giao nhận của Việt Nam tham gia Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA. Tính đến 31/1/1998 Việt Nam đã có 13 công ty giao nhận vận tải được công nhận là thành viên liên kết của FIATA. Đến tháng 7/2000 thì đã có thêm 30 công ty, nâng tổng số công ty giao nhận Việt Nam được công nhận là thành viên liên kết của FIATA lên con số 43 công ty.[13] Có thể kể ra một số công ty có uy tín và kinh nghiệm trong nghề giao nhận hiện nay như:

- Mekong Cargo Freight Co., Ltd. - Northern Freight Company

- Saigon Ship Channdler Corp _ Saigon-Shipchanco - Shipping Agency/ Marine Services

- Sea - Air Freight International SAFI - Sotrans

- Tien Phong Trade And Transporting Service Co,. Ltd. - Transforwarding Warehousing Co.

- Transport And Chartering Corporation - VIETFRACHT - Vietnam Freight Forwarding Corporation - VINAFCO - Vietnam Tally and Marine Service Company - VITAMAS - Vietnam National Foreign Trade Forwarding And Warehousing

Corporation - VIETRANS - VOSA Group of Company

So với các nước trên thế giới, ngành giao nhận Việt Nam hiện nay là một ngành hoàn toàn non trẻ. Trên thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một cơ quan quản lý thống nhất việc cấp giấy phép hành nghề, kiểm tra giám sát hoạt động đối với loại hình kinh doanh giao nhận hàng hoá dẫn đến việc có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá và phát triển dịch vụ tràn lan trên thị trường. Tính đến năm 1997 cả nước có 189 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, trong đó trên 90% các công ty giao nhận mới được thành lập từ năm 1994-1995 trở lại đây. Con số này trong những năm trở lại đây đã không ngừng tăng lên. Đến cuối năm 2002 đã có khoảng 542 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận. [9] Trong đó:

- Doanh nghiệp tư nhân : chiếm 13,2%. - Doanh nghiệp nhà nước : chiếm 78,3%. - Doanh nghiệp liên doanh : chiếm 8,5%.

Hiệp hội giao nhận Việt Nam - VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association), với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực giao nhận kho vận thành lập năm 1994, được kết nạp là thành viên chính thức của FIATA (thay thế VIETRANS) tại đại hội thế giới FIATA tổ chức tháng 9/1994 tại Hamburg, CHLB Đức. Theo số liệu thống kê của văn phòng hiệp hội VIFFAS, từ khi Đại hội thành lập năm 1994 tính đến tháng 3/1998, VIFFAS mới chỉ xét cấp giấy chứng nhận hội viên cho 27 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia Hiệp hội, trong đó có 18 hội viên chính thức và 9 hội viên liên kết đại diện cho các thành phần kinh tế khác nhau đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Tính đến đầu năm 2003, VIFFAS đã có 55 hội viên chính thức và

22 hội viên liên kết. So sánh số hội viên của Hiệp hội giao nhận hiện có với số doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay quả là chiếm tỷ lệ còn thấp khoảng 14%. Nhưng những hội viên của Hiệp hội đã thực sự đóng vai trò chính trong các hoạt động giao nhận vận tải hiện nay của Việt Nam do có bề dày kinh nghiệm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kỹ thuật và quan hệ chặt chẽ với mạng lưới đại lý nước ngoài bảo đảm cung cấp các dịch vụ chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh các hoạt động sôi động của các công ty giao nhận trong nước còn có hoạt động của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tạiViệt Nam cũng tăng nhanh trong các năm từ 1991 mới có 7 văn phòng đại diện được cấp giấy phép hoạt động đến cuối 1997 tại Việt Nam đã có 105 văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được chính thức cấp giấy phép hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2002 con số này đã lên tới hơn 200 văn phòng [11]. Số lượng văn phòng đại diện gần bằng 2/3 số lượng các công ty giao nhận hiện có ở Việt Nam. Điều đó càng chứng tỏ một điều rằng dịch vụ giao nhận hàng hoá ở Việt Nam đang phát triển mạnh.

Trong những năm qua, cùng với những chuyển biến to lớn của nền kinh tế đất nước, các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế cũng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh một số công ty có chuyên môn, nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp được các dịch vụ giao nhận vận tải bảo đảm chất lượng và uy tín còn có những doanh nghiệp không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có kinh nghiệm nghề nghiệp, thiếu các trang thiết bị cần thiết để tiến hành dịch vụ. Thực chất các doanh nghiệp này chỉ hoạt động với danh nghĩa đại lý, thụ động làm theo chỉ dẫn của các đối tác nước ngoài và tìm mọi thủ đoạn trốn thuế, dìm giá... để giành giật khách hàng.

Sự có mặt của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận nước ngoài tại Việt Nam nhằm mục đích hỗ trợ các đại lý của họ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chuẩn mực quốc tế - đó là một điểm thuận lợi để các công ty giao nhận Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm trong qúa trình thực hiện dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó cũng là sự bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở chỗ, trên thực tế một số văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động vượt quá chức năng của họ tại Việt Nam tổ chức kinh doanh bất hợp pháp các dịch vụ giao nhận kho vận do lợi dụng tình trạng lộn xộn trong lĩnh vực này và sơ hở trong quản lý của các cơ quan chức năng của nhà nước làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì vậy, để tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta và giúp đỡ cho Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đưa hoạt động giao nhận đi vào kỷ cương nề nếp, Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam đã xây dựng " Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" của những người giao nhận Việt Nam nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở Việt Nam ngày càng được đi vào nề nếp và phối hợp giữa Hiệp hội giao nhận Việt Nam với các cơ quan hữu quan để xây dựng tiêu chuẩn trong từng loại hình dịch vụ giao nhận để đảm bảo hơn nữa chất lượng dịch vụ giao nhận ở Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp hội đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo chương " Giao nhận kho vận" trong Luật Thương mại để trình Quốc hội xem xét và đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khoá IX từ 2/4 đến 10/5/1997.

Trong đó quy định: " Người làm dịch vụ giao nhận vận chuyển là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá". Có nghĩa là người kinh doanh giao nhận kho vận theo Luật của Việt Nam quy định bất cứ cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp, công ty, hãng đã đăng ký và được cấp giấy phép kinh doanh toàn bộ hoặc một phần công việc: tổ chức, thiết kế, bố trí và thu xếp làm toàn bộ hoặc một phần các công đoạn dịch vụ, thủ tục

giấy tờ, chứng từ có liên quan tới việc giao nhận vận chuyển, lưu kho bãi, thu gom, ký phát hàng hoá và các dịch vụ có liên quan đến hàng hoá được người uỷ thác ký hợp đồng thuê làm toàn bộ hoặc một phần của công việc. Người chủ phương tiện hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức cũng được coi là người kinh doanh giao nhận kho vận nếu có đăng ký và được phép làm các dịch vụ này.

Luật Thương mại ra đời đã đáp ứng lòng mong mỏi của những người kinh doanh thương mại nói chung và những người kinh doanh giao nhận nói riêng. Xác định phần nào địa vị pháp lý của người giao nhận, quy định những điều kiện phải có của người kinh doanh giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận nhằm hướng những người kinh doanh giao nhận đi vào kinh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm của (Trang 38)