SỞ ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP
1. Sa khoáng: Sa khoáng tập trung trên 2 đối tượng quan trọng
là đường bờ cổ trên đáy biển và sa khoáng chôn vùi.
2. Vật liệu xây dựng
Cát xây dựng công trình dân dụng liên quan đến nhóm tướng aluvi cát sạn lòng sông thuộc miền hệ thống biển thấp, ngoài ra còn có cát biển nông, ven biển: tướng sóng cát biển nông, tướng cát bãi triều cổ chủ yếu làm vật liệu san nền. Sét thuộc miền hệ thống biển
tiến có thể làm vật liệu xây dựng.
3. Vật liệu thủy tinh: cát thạch anh ven biển tuổi Holocen giữa
thuộc hệ thống trầm tích biển tiến như ở Quảng Bình, Quảng trị. KẾT LUẬN
1. Luận án đã phân tích tính ưu việt của phương pháp địa tầng phân tập so với cách phân chia địa tầng trước đây. Trên cơ sở các mô hình địa tầng phân tập trên thế giới và Việt Nam, đã lựa chọn được mô hình địa tầng phân tập phù hợp cho vùng nghiên cứu.
2. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ bể sông Hồng có cấu trúc đối xứng bao gồm 8 phức tập (sequence) ứng với 8 chu kỳ thay đổi mực nước biển chân tĩnh phần thềm lục địa và 7 phức tập trên phần đất liền.
- Phần đất liền: 3 phức tập trong Plicocen: S1(N21), S2(N22) và S3(N2 3 ); 4 phức tập trong Đệ tứ: S4(Q1 1 ), S5-6(Q1 2 ), S8(Q1 3a ) và S8(Q1 3b -Q2).
- Phần thềm lục địa: 3 phức tập trong Pliocen: S1(N2 1 ), S2(N2 2 ) và S3(N23); 5 phức tập trong Đệ tứ: S4(Q11), S5(Q12a), S6(Q12b), S7(Q1 3a ) và S8(Q1 3b -Q2).
2. Giới hạn của 1 phức tập là hai mặt phản xạ mạnh có bề mặt bào mòn do sông. Ở phía trên bề mặt ranh giới này là các tướng trầm tích thuộc miền hệ thống biển thấp (LST) và có thành phần độ hạt dưới thô trên mịn khi mặt cắt trầm tích kiểu aluvi và dưới mịn trên thô khi mặt cắt trầm tích kiểu châu thổ và biển nông thành tạo trong thời gian biển thoái. Ranh giới phản xạ yếu nằm giữa hai mặt phản xạ mạnh là bề mặt bào mòn biển tiến. Bề mặt này chia hai miền hệ thống biển thấp (LST) nằm dưới và biển tiến (TST) nằm trên.
3. Mỗi miền hệ thống trầm tích bao gồm các dãy cộng sinh tướng có quan hệ nhân quả với sự thay đổi mực nước biển. Tích hợp
mối quan hệ giữa dãy cộng sinh tướng và miền hệ thống trầm tích như sau:
- Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST):
LST = arLST + amrLST+ mt/amrLST + mrLST
- Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST):
TST = Mt+ amr/amtTST + mtTST
- Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST):
HST = arHST + amrHST + mt/amrHST+ mrHST
4. Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ bể Sông Hồng trên cơ sở địa tầng phân tập trải qua 8 giai đoạn phát triển tương ứng với 8 chu kỳ dao động mực nước biển do ảnh hưởng của 8 giai đoạn băng hà - gian băng trên thế giới
5. Trong mỗi phức tập Pliocen - Đệ tứ có hai hệ thống trầm tích liên quan đến triển vọng sa khoáng:
- Hệ thống biển thấp (LST): liên quan đến sa khoáng lòng sông, sa khoáng bãi triều đường bờ cổ chôn vùi.
- Hệ thống biển tiến (TST): Sa khoáng bãi triều cổ biển tiến bị chôn vùi nằm trực tiếp trên bề mặt bào mòn biển tiến (ravinement), sa khoáng liên quan đến đê cát ven bờ cổ.
Kiến nghị
- Cần khảo sát thêm một số tuyến địa chấn nông phân giải cao trên Sông Hồng kéo dài từ Thái Bình cho đến độ sâu 30m nước, làm cơ sở đối sánh trầm tích phần đất liền và phần lục địa.
- Tiến hành một số giếng khoan trong vùng từ ở độ 10-30m nước đi qua các tuyến địa chấn nông phân giải cao.
Những công trình khoa học đã công bố của các tác giả có liên quan đến luận án
1. Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Minh Trường, Hoàng Hữu Hiệp, 2008. Đặc điểm cấu trúc địa chất và mô hình cấu trúc chứa
nước ở Đảo Cát Bà. Tạp chí Địa chất, loạt A số 308, 9-10/2008, tr.
49- 58. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Nguyên, Phạm Nguyễn Hà Vũ, Phan Thanh Tùng, 2010. Hiệu quả sử dụng trạm đo địa chấn nông phân giải cao
để khảo sát vùng biển nước nông. Tạp chí Địa chất, loạt A số 320, 9-
10/2010, tr. 326-335. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
3. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Đình Thái, Giáp Thị Kim Chi, Nguyễn Văn Kiểu, 2011. An analysis of the relationship between sequence stratigraphy, lithofacies and Cenozoic
depositional cycles of the Red River basin. Tạp chí Khoa học, Các
Khoa học Trái Đất, Volume 27, No. 1S (2011) 1-10. Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
4. Phạm Nguyễn Hà Vũ, Nguyễn Thanh Hưng, Nguyễn Đình Nguyên, 2011. A study on submarine landslides in the Central
continental shelf of Vietnam. Tạp chí Khoa học, Các Khoa học Trái