Kiến nghị một số giải pháp:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Trang 26 - 30)

VII. RỦI RO VỀ VỐN:

2. Kiến nghị một số giải pháp:

- Có thể khẳng định, môi trường ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013 vẫn còn nhiều thách thức. Để ứng phó nhanh nhạy với những biến động của thị trường tài chính – tiền tệ và cạnh tranh với các ngân hàng ngoại thì các ngân hàng trong nước cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTRR của mình, các ngân hàng phải từ bỏ suy nghĩ coi QTRR là công việc thường nhật và chỉ mang tính chất thủ tục.

- Công tác QTRR cũng cần được đặt ra ngay từ khi xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh hay các mục tiêu tăng trưởng… thì các ngân hàng mới có

thể chủ động ứng phó với các biến cố từ thị trường. Câu chuyện của

BAOVIET Bank là một minh chứng. Năm 2012 dù hoạt động của lĩnh vực ngân hàng gặp nhiều khó khăn, song với phương châm hoạt động kinh doanh “An toàn – Hiệu quả”, nên các chỉ tiêu cơ bản của BAOVIET Bank như: tổng tài sản, số dư huy động, dư nợ tín dụng… vẫn được duy trì ở mức ổn định so với năm trước, đặc biệt BAOVIET Bank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Năm 2013 được xác định là bản lề cho giai đoạn phát triển mới của BAOVIET Bank với phương châm tiếp tục được khẳng định “An toàn, Hiệu quả để Phát triển”. Do vậy, trong 5 nhiệm vụ trọng tâm mà BAOVIET Bank đề ra năm 2013 cũng nhấn mạnh đến công tác QTRR, cụ thể: “Kiểm soát chất lượng tín dụng, chú trọng phát triển khách hàng để giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng của các khoản nợ”. Ngoài ra, do ra đời sau nên BAOVIET Bank có lợi thế học hỏi được kinh nghiệm của nhiều ngân hàng đi trước, vì thế ngân hàng đã quyết tâm xây dựng Hệ thống QTRR tham gia xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vững bền.

- Bên cạnh đó, các ngân hàng cần quan tâm đến công tác quản trị nội bộ. Quản trị nội bộ tốt sẽ giúp ngân hàng hoạt động tốt và chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường. Để quản trị nội bộ tốt, từ các cấp cao nhất của ngân hàng phải xây dựng được cơ chế kiểm soát nhằm ngăn chặn các giao dịch tiềm ần nhiều rủi ro, không phù hợp với quy định.

- Tăng tính độc lập của Ban kiểm soát, ngay cả cơ chế bổ nhiệm các thành viên Ban kiểm soát hoặc thuộc bộ phận trong Ban kiểm soát để có thể giúp Đại hội đồng cổ đông kiểm soát được tốt hoạt động của Hội đồng Quản trị, các ủy ban thuộc Hội đồng Quản trị và Ban điều hành ngân hàng cũng là một giải pháp tốt.

- Cần áp dụng những cơ cấu, quy trình và tiêu chuẩn quản trị kết hợp với việc phân bổ trách nhiệm hợp lý là điều kiện tiên quyết.

- Bên cạnh đó, các NHTM phải tập trung nguồn lực để phân tích và cảnh báo rủi ro, phải có những hành động mau lẹ với chi phí thấp nhất, đồng thời bảo vệ uy tín của ngân hàng.

- Chính phủ phải tiến tới xây dựng một thị trường tài chính hoạt động ổn định và lành mạnh. Phát triển quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng của các thành viên hoạt động trên thị trường tài chính, đa dạng hóa các loại hàng hóa trên để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường. Từng bước hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước, đồng thời giúp cho các bộ phận trong thị trường này vận hành một cách đồng bộ, nhịp nhàng.

KẾT LUẬN:

Trong điều kiện ngày nay ngành ngân hàng đã và đang là cầu nối giúp chúng ta chủ động củng cố và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đồng thời hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các ngân hàng có thể gây nên sự đổ vỡ dẫ đến phá sản. Quản trị rủi ro trong ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đnag trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w