Thời gian và mức độ bệnh

Một phần của tài liệu Theo dõi các tác dụng không mong muốn của bài thuốc Hương sa lục quân (Trang 31)

Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm và trên 10 năm (chiếm tới 80%), số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 2 – 10 năm chiếm một tỉ lệ nhỏ là 20%.

Hầu hết các bệnh nhân đến khám và điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi thường ở mức độ bệnh trung bình (chiếm 50%) và nhẹ (chiếm 33,3%), chỉ có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân ở mức độ nặng (16,7%).

Nghiên cứu của các tác giả khác như: Trịnh Thị Lụa, Hà Văn Ngạc [8], [10] thời gian mắc HCRKT gặp chủ yếu là từ 2 – 15 năm, cũng có khi kéo dài đến trên 20 năm, thời gian mắc bệnh trung bình là 8,5 ± 3,5 năm.

Sở dĩ bệnh nhân thường đến khám và điều trị muộn như thế có lẽ là do khi mới mắc các biểu hiện bệnh còn nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc và do thói quen của người Việt Nam ta là còn hay tự mua thuốc điều trị nên không chịu đi khám. Chỉ đến khi tự điều trị không khỏi, các triệu chứng nặng lên, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì người bệnh mới lo lắng và đi khám bác sĩ.

4.1.4. Các triệu chứng chớnh trờn lâm sàng thường gặp trong HCRKT.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, ba triệu chứng thường gặp nhất là: đau bụng (100%), rối loạn tính chất phân (100%), và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (100%). Ngoài ra các triệu chứng khác gặp với tần suất là: số ngày đau trong 10 ngày gần đây (96,7% bệnh nhân), căng chướng bụng (83,3% bệnh nhân), triệu chứng thay đổi khi tống phõn cú 60% bệnh nhân có triệu chứng này.

Kết quả này cũng tương tự như các tác giả khác như: Thompson WG nghiên cứu trên 108 bệnh nhân: đau bụng gặp 96%, rối loạn tính chất phân gặp 85%, căng chướng bụng gặp ở 35% bệnh nhân. Trịnh Thị Lụa nghiên cứu

trên 55 bệnh nhân: 3 triệu chứng chính thường gặp trên lâm sàng là đau bụng, rối loạn số lần đại tiện, rối loạn tính chất phân gặp ở 100% bệnh nhân, căng chướng bụng gặp ở 87,27%, thay đổi khi tống phân gặp ở 76,4%.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bệnh nhân HCRKT thường có phối hợp từ 3 triệu chứng trở lên. Theo Trịnh Thị Lụa số bệnh nhân có phối hợp từ 3 triệu chứng trở lên chiếm 90%, một số bệnh nhân cũn cú kèm theo các triệu chứng ngoài tiêu hóa như hay lo âu, dễ cáu gắt, đau đầu…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, 100% số bệnh nhân có phối hợp 3 triệu chứng trở lên, 83,3% bệnh nhân có phối hợp từ 4 triệu chứng trở lên và 60% bệnh nhân có từ 50% bệnh nhân có phối hợp từ 5 triệu chứng trở lên. Như vậy, bệnh nhân HCRKT có phối hợp nhiều triệu chứng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm một tỉ lệ tương đối cao.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả như Nguyễn Thị Nhuần (1999) Bùi Thị Phương Thảo (2005) với các triệu chứng hay gặp là đau bụng, rối loạn tính chất phân, căng chướng bụng (chiếm tỷ lệ từ 85.9% – 100%) [11], [12].

Hà Văn Ngạc (2000) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 215 bệnh nhân bị HCRKT thấy sự phối hợp triệu chứng gặp ở phần lớn bệnh nhân: 13.9% bệnh nhân có 3 triệu chứng, 40.5% bệnh nhân có 4 triệu chứng và 33,5% bệnh nhân có 5 triệu chứng trở lên [10].

Tóm lại, nếu bệnh nhân có phối hợp nhiều các triệu chứng về tiêu hóa kéo dài mà thể trạng chung không bị ảnh hưởng là tiêu chí lâm sàng quan trọng để hướng tới chẩn đoán HCRKT.

Tìm hiểu xem trước khi tham gia nghiên cứu bệnh nhân đã từng áp dụng các biện pháp điều trị nào chưa, các kết quả bảng 3.4 cho thấy: 43,3% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa từng điều trị bằng bất kì phương pháp nào, 46,7% bệnh nhân đã từng điều trị bằng các thuốc YHHĐ và chỉ có một tỉ lệ nhỏ là 10% bệnh nhân đã từng điều trị bằng các thuốc YHCT. Sở dĩ có đặc điểm này có lẽ là do có tới 40% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm. Họ mới mắc nên chưa mấy lo lắng, thành ra cũng chưa sử dụng bất kì thuốc điều trị nào, khi bắt đầu quan tâm đến việc điều trị thì họ đó tỡm đến với chúng tôi.

Trong nghiờn cứu của Trịnh Thị Lụa: bệnh nhân điều trị bằng YHHĐ chiếm tỷ lệ 49.1%, số bệnh nhân điều trị bằng YHHĐ kết hợp YHCT chiếm tỷ lệ 38.18% và chỉ có 12.72% số bệnh nhân chỉ điều trị bằng YHCT [8].

Như vậy bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân chưa từng điều trị gì chiếm một tỉ lệ khá cao, khác xa với nghiên cứu của các tác giả khác bệnh nhân nào cũng đã từng điều trị hoặc là bằng thuốc YHHĐ hoặc/ và bằng thuốc YHCT.

4.2. Kết quả điều trị.

4.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng chớnh trờn lâm sàng.

• Triệu chứng đau bụng.

Theo hầu hết các tác giả trên thế giới cũng như trong nước, đau bụng là triệu chứng thường gặp và khó điều trị nhất trong tất cả các triệu chứng chính ở bệnh nhân mắc HCRKT. Tác giả Bùi Phương Thảo nghiên cứu trên 71 bệnh nhân: trước điều trị 100% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, sau điều trị còn 21,1% bệnh nhân vẫn còn đau bụng. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga nghiên cứu trên 48 bệnh nhân: trước điều trị 100% bệnh nhân bị đau bụng, sau điều

trị vẫn còn 37,5% bệnh nhân còn đau bụng. Còn nghiên cứu của Trịnh Thị Lụa, trước điều trị cũng 100% bệnh nhân bị đau bụng, sau điều trị còn >20% bệnh nhân đau bụng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trước điều trị 100% bệnh nhân bị đau bụng, sau điều trị 70% bệnh nhân hết đau bụng, còn 30% bệnh nhân vẫn còn đau bụng. Tùy rằng sự thay đổi trước và sau điều trị là có ý nghĩa thống kê, nhưng với tỉ lệ 30% bệnh nhân còn đau bụng chứng tỏ đau bụng là một triệu chứng rất khó điều trị và điều đó gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân không phải là ít. Tuy nhiên do thời gian tiến hành nghiên cứu chỉ là 30 ngày, nếu bệnh nhân tiếp tục được điều trị dài hơn, chúng tôi hy vọng rằng triệu này sẽ hết được ở 100% bệnh nhân.

Theo YHHĐ, trong HCRKT triệu chứng đau bụng thường là do tăng co bóp nhu động ruột, vì vậy để điều trị đau bụng các bác sĩ thường sử dụng các thuốc làm giảm co bóp nhu động ruột. Ưu điểm của các thuốc làm giảm nhu động ruột là có thể làm giảm đau tức thì cho bệnh nhân, nhưng chỉ tác dụng trong thời gian ngắn. Và khi dùng kéo dài có thể gây chướng bụng nhiều, tiêu hóa thức ăn càng kém, do ruột không còn nhu động. Bài thuốc YHCT của chúng tôi có sử dụng các vị thuốc như: mộc hương, sa nhân, trần bì có tác dụng chỉ thống, giảm đau, hòa hoãn cơn đau. Vì vậy mà bài thuốc của chúng tôi có tác dụng điều trị tốt triệu chứng đau bụng cho bệnh nhân.

• Triệu chứng rối loạn tính chất phân (đi ngoài phân lỏng).

Rối loạn tính chất phân là triệu chứng chính trong HCRKT và là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ. Trong nghiên cứu của chúng tôi chọn 100% bệnh nhân có rối loạn đi ngoài phân lỏng để điều trị. Sau điều trị 30 ngày bằng bài thuốc YHCT Hương sa lục quân thì không còn bệnh nhân nào bị đi ngoài phân lỏng nữa.

Kết quả điều trị của chúng tôi cao hơn hẳn các tác giả khác như: Trịnh Thị Lụa sau điều trị vẫn còn 20,5% bệnh nhân còn rối loạn tính chất phõn; Bựi Phương Thảo sau điều trị còn 32,4% bệnh nhân còn rối loạn tính chất phân; Nguyễn Tuyết Nga sau điều trị còn 33% bệnh nhân còn rối loạn tính chất phân.

• Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

HCRKT là một bệnh có tính chất mãn tính, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần. Sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, căng chướng bụng… làm ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cũng như làm ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân. Nó làm cho bệnh nhân nhiều khi lo lắng quá mức, lo sợ bị các bệnh nặng nề của đường tiêu hóa càng làm cho mức độ trầm trọng của bệnh. Chớnh vỡ mức độ quan trọng của triệu chứng này mà Francis C.Y., Morris J. và Whorwell P.J. đã đưa triệu chứng này vào hệ thống tính điểm IBS để đánh giá mức độ của HCRKT.

Nghiên cứu của chúng tôi, trước điều trị 100% bệnh nhân được hỏi cho rằng HCRKT có ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của họ. Nhưng sau điêu trị thì chỉ còn 30% bệnh nhân cho rằng HCRKT vẫn còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ, 70% bệnh nhân nói rằng chất lượng cuộc sống của họ đã được cải thiện hoàn toàn, họ không còn bị chứng bệnh đó làm cho khó chịu nữa. Sở dĩ đạt được kết quả đó có lẽ là do bài thuốc của chúng tôi có những vị thuốc có tác dụng tốt cải thiện các triệu chứng như đau bụng, rối loạn đi ngoài phân lỏng… nên bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu hơn vì vậy mà sự ảnh hưởng đến sinh hoạt nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung của người bệnh là hoàn toàn phù hợp.

• Với các triệu chứng khác. + Triệu chứng căng chướng bụng.

Căng chướng bụng là một triệu chứng thường gặp trong HCRKT, cảm giác căng chướng làm người bệnh hết sức khó chịu, ăn uống mất cảm giác ngon miệng, thậm chí người bệnh không dám ăn. Điều đó kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, trước điều trị có 83,3% bệnh nhân bị căng chướng bụng, sau điều trị thì tỉ lệ này giảm xuống còn 10%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như tác giả Trịnh Thị Lụa, trước can thiệp có 85,9% bệnh nhân bị căng chướng bụng, sau can thiệp tỉ lệ này giảm xuống còn 8,5%. Kết quả này cao hơn hẳn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (trước điều trị 100% bệnh nhân có căng chướng bụng, sau điều trị tỉ lệ này giảm xuống còn 27,1%); Bùi Thị Phương Thảo (trước điều trị 85,9% bệnh nhân có căng chướng bụng, sau điều trị tỉ lệ này giảm xuống còn 8,5%).

Theo YHHĐ, hiện tượng căng chướng bụng ở bệnh nhân mắc HCRKT là do sự rối loạn phân bổ khí trong ruột chứ không hề có sự tăng tổng lượng khí trong ruột một cách rõ ràng so với người bình thường [23]. Một số vị thuốc trong bài Hương sa lục quân có tác dụng hành khí (mộc hương), lý khí (sa nhân), ớch khớ (đẳng sâm, trần bỡ)… có tác dụng phân bổ lại lượng khí trong lòng ruột mà làm cho bệnh nhân giảm triệu chứng căng chướng bụng. + Triệu chứng thay đổi khi tống phân.

Bệnh nhân mắc HCRKT thường cú cỏc dấu hiệu thay đổi trong khi tống phân như: cảm giác đi ngoài chưa hết phân, khi đi ngoài luôn luôn phải rặn. Các triệu chứng này cũng thường xuất hiện kéo dài và dai dẳng làm bệnh nhân không thấy thoải mái sau khi đi đại tiện

Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, trước điều trị có 18 bệnh nhân (chiếm 60%) có triệu chứng này, sau điều trị cũn 5 bệnh nhân thấy hơi thoải mái sau khi đại tiện ( chiếm 16,7%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả khác như Trịnh Thị Lụa, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Tuyết Nga…

Một phần của tài liệu Theo dõi các tác dụng không mong muốn của bài thuốc Hương sa lục quân (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w