Đối thoại trong dạy học môn Toán

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 34)

Cùng với xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, mục tiêu hướng đến của giáo dục là tạo ra những “sản phẩm” năng động, sáng tạo, tự tin, có kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, kỹ năng tranh luận giải quyết vấn đề, biết trao đổi, đối thoại, biết hợp tác, làm việc nhóm và có khả năng thích ứng được với môi trường thực tiễn của cuộc sống. Hơn thế, những “sản phẩm” của nền giáo dục cần phải sống và làm việc trong môi trường luôn biến động, luôn có những vấn đề mang tính toàn cầu thì kỹ năng đối

thoại là cần thiết để có thể giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề nảy sinh mà họ gặp phải.

Hiện nay, đối thoại là một hình thức phổ biến trong mọi hoạt động sống và làm việc; nó cũng là một hình thức giao tiếp trong xã hội để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống đặt ra. Chúng tôi cho rằng nếu hình thức này được đưa vào trong dạy học sẽ tạo ra một hiệu quả mới góp phần thay đổi hình thức và phương pháp dạy học. Bởi lẽ, đối thoại là hình thức có thể nghe nhiều ý kiến thông qua vấn đề người khác đặt ra, đồng thời cũng thể hiện được những hiểu biết, quan điểm, ý kiến của cá nhân người học về một vấn đề nào đó. Quan trọng hơn, qua đối thoại người dạy biết được lượng kiến thức mà người học đã đạt được. Vì vậy, trong dạy học, đối thoại là cách thức có hiệu quả để GV thu nhận thông tin ngược từ người học (như là: những vấn đề có nhiều người học quan tâm, mảng kiến thức người học còn thiếu, còn yếu.. ). Từ đó có thể đưa ra những giải pháp, chiến lược, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển tư duy, kiến thức và nhu cầu của người học.

Một phần của tài liệu Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua đối thoại trong dạy học môn Toán ở trường Trung học Phổ thông (Trang 34)