- Quyết định số 100/QĐHĐQTKHTH ngày 20/4/2005 về quy định phân cấp mức cho vay tối đa đối với một khách hàng trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.
2. Quy trình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ 1 Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại chi nhánh Láng Hạ.
3.3. Các tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết các tranh chấp
Tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Do chi nhánh áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay, áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng cho nên qua 10 năm hoạt động chi nhánh
xảy ra rất ít các tranh chấp. Số ít các tranh chấp xảy ra liên quan đến việc thực hiện hợp đồng tín dụng, các hợp đồng đảm bảo tiền vay, hợp đồng bảo lãnh là do:
- Chất lượng thẩm định các tài sản bảo đảm cán bộ tín dụng còn hạn chế, đây không phải là sự hạn chế về tri thức mà do các cán bộ tín dụng của chi nhánh hầu hết còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ, nhiều trường hợp một cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều khâu trong việc giao kết hợp đồng bảo đảm dẫn đến việc định giá tài sản bảo đảm thiếu sự khách quan, chính xác...
- Một số khách hàng đã dùng thủ đoạn gian dối, họ cung cấp những thông tin sai sự thực, các giấy tờ giả để cố tình lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng; có trường hợp khách hàng dùng một tài sản làm bảo đảm tiền vay tại nhiều tổ chức tín dụng nhưng giá trị tài sản bảo đảm lại không đủ bảo đảm cho các nghĩa vụ và họ không thông báo cho ngân hàng, khi thực hiện hợp đồng dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các bên.
- Do công nghệ ngân hàng chưa đầy đủ, đó là việc ứng dụng các phần mềm kiểm tra độ sát thực của thông tin mà khách hàng cung cấp, việc cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của ngân hàng về các khách hàng vay, tài sản bảo đảm cho khoản vay...Do đó, có trường hợp dẫn đến sự đánh giá sai về khả năng của khách hàng vay, giá trị tài sản bảo đảm quá cao hoặc quá thấp so với thực tế dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa chi nhánh và khách hàng.
- Các văn bản pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay chưa hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, bao quát đối với từng trường hợp bảo đảm và sự thực hiện các điều khoản trong hợp đồng bảo đảm...
Trên đây chỉ liệt kê một vài nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp giữa khách hàng và chi nhánh. Nhưng cho dù là nguyên nhân nào, thì đó cũng là sự mâu thuẫn đối kháng về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Do vậy để giải quyết tranh chấp một cách ổn thoả cần có sự tham gia với sự thiện chí của cả hai chủ thể để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Trên tinh thần quán triệt nguyên tắc này, cho nên số ít những tranh chấp phát sinh liên quan đến bảo đảm tiền vay đều được chi nhánh tự giải quyết với khách hàng bằng hình thức hoà giải, thương lượng trực tiếp ngay từ đầu trên cơ sở bình đẳng tự nguyện có lợi cho cả hai bên và không có tranh chấp nào phải đưa ra các cơ quan tài phán để giải quyết.