PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì trên các đối tượng như sau
- Đàn bò sữa nuôi tại 3 xã
- Các hộ chăn nuôi bò sữa tại 3 xã
- Tình hình thức ăn, thú y, sinh sản và tiêu thụ sữa tại 3 xã
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Hà Nội.
Hình 3.1. Địa giới hành chính của các xã nghiên cứu 3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì
- Vị trí địa lý
- Điều kiện khí hậu thời tiết - Tình hình sử dụng đất đai - Tình hình dân số và lao động - Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp - Ngành trồng trọt
- Ngành chăn nuôi
- Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì
3.4.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu
- Một số thông tin về các hộ chăn nuôi bò sữa
- Tình hình chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2010-2014) - Chất lượng đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu
- Hiện trạng cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ - Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010-2014) - Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa
- Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa
- Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa
3.4.3. Kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh sản
- Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
- Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu - Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
- Khoảng cách lứa đẻ
3.4.4. Khả năng sản xuất của bò sữa
- Thời gian cho sữa và năng suất sữa thực tế - Chất lượng sữa
- Công tác thu gom, tiêu thụ sữa
3.4.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa nông hộ 3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Điều tra đặc điểm tự nhiên, xã hội, dân số và lao động
- Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, Trạm Phát triển chăn nuôi Ba Vì (I, II), UBND các xã, nghiên cứu từ các báo cáo, các tài liệu đã được công bố của địa phương, các công trình nghiên cứu trước đó. Việc
thu thập những số liệu trên để nắm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu đồng thời cũng để làm rõ những nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi và sử dụng phiếu điều tra thông qua các chương trình đào tạo tập huấn đến từng nông hộ.
3.5.2. Điều tra đánh giá sản xuất ngành nông nghiệp
Thu thập số liệu từ Cục thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, phòng Kinh tế huyện Ba Vì.
3.5.3. Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa
Tiến hành điều tra thông qua thu thập số liệu thứ cấp từ phòng Kinh tế huyện Ba Vì; Trạm Khuyến nông; Trạm Thú y; Trạm Phát triển chăn nuôi Ba Vì (I, II); UBND các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì; Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội; Chi cục thú y; Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đồng thời sử dụng phiếu điều tra, quan sát và phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi.
3.5.4. Điều tra dinh dưỡng, chuồng trại, thú y và một số chỉ tiêu sinh sản
Thu thập số liệu thông qua phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn trực tiếp hộ chăn nuôi. Lây số liệu từ Chi hội phát triển chăn nuôi, Ban chỉ đạo chương trình phát triển chăn nuôi các xã trọng điểm; Trạm Phát triển chăn nuôi Ba Vì (I, II); Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại 3 xã nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1. Số lượng các mẫu điều tra tại 3 xã nghiên cứu
Xã Quy mô (con) Phẩm giống
1-5 6-10 >10 F1 F2 F3 HF
Tản Lĩnh 8 5 3 5 8 10 5
Vân Hòa 8 5 3 4 7 10 5
Yên Bài 4 2 2 2 5 7 2
Tổng 20 12 8 11 20 27 12
Năng suất sữa xác định bằng trực tiếp cân sản lượng sữa hàng ngày sau khi vắt sữa của các hộ chăn nuôi, xác định qua phiếu điều tra đồng thời thông qua sổ ghi chép sản lượng sữa hàng ngày của các trạm thu gom sữa trên địa bàn 3 xã nghiên cứu.
Các chỉ tiêu về chất lượng sữa (VCK, mỡ sữa, protein sữa) được xác định tại phòng phân tích của Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP).
3.5.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Thông qua phiếu điều tra, thu thập số liệu, chi phí đầu vào và xác định phần thu qua năng suất sữa, giá bán sữa và giá bán bê ở thời điểm hiện tại.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 3.6.1 Năng suất chăn nuôi
Chỉ tiêu năng suất chăn nuôi được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh trên chương trình Excel và Minitab 16.
3.6.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa được tính theo phương pháp phân tích chuỗi giá trị gia tăng.
Lợi nhuận chăn nuôi bò sữa = Tổng thu - Tổng chi
Trong đó: Tổng thu: Bán sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) = (Thu từ bán sữa + Thu bán bê/bò)
Tổng chi: Chi phí = Chi phí cố định + chi phí biến động. Trong đó:
- Chi phí cố định gồm: Khấu hao bò, chuồng trại, máy phục vụ chăn nuôi (máy vắt sữa, máy thái cỏ, cắt cỏ..), dụng cụ vệ sinh (chổi, xẻng, khăn lau), chi phí xăng xe giao sữa và trả công cho lao động làm thuê.
- Chi phí biến động gồm: Thức ăn tinh, thức ăn thô, lãi suất ngân hàng, thú y, phối giống, điện nước, đồ dùng và các chi phí khác.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì
4.1.1. Vị trí địa lý của huyện Ba Vì
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách Trung tâm Hà Nội 53 km. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Hồng. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới là sông Đà. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng ngăn cách với tỉnh Vĩnh
Phúc. Phía Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần nhỏ của huyện Thạch Thất. Huyện bao gồm thị trấn Tây Đằng và 30 xã.
Nhìn chung địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông có thể phân thành 3 tiểu vùng khác nhau:
- Vùng núi có diện tích đất tự nhiên chiếm 47,5% diện tích toàn huyện và có 20% đất nông nghiệp. Vùng này có 2 loại hình núi cao thuộc vườn quốc gia, đồi thấp gồm 7 xã miền núi, độ cao trung bình toàn vùng từ 150 - 300 m.
- Vùng đồi gò gồm 13 xã chiếm 33,62% diện tích toàn huyện, vùng này có 54,9% là đất nông nghiệp, địa hình thấp dần từ độ cao 150 m xuống đến 15m theo hướng Tây, chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao.
- Vùng bãi ven sông tương đối bằng phẳng gồm 11 xã, diện tích tự nhiên chiếm 18,88% và có 37,84% diện tích đất nông nghiệp cả bên trong, ngoài đê với các bãi cát nổi.
Ba Vì nối liền với các tỉnh và trung tâm Hà Nội bằng các trục đường chính như: quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A… và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, sông Đà với tổng chiều dài 70 km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài và tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
4.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì nằm trong khu vực khí hậu Đông Bắc Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thâm canh tăng năng suất. Khí hậu mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng và mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất 37 - 38oC, nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23 - 25oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 - 2.000 mm, nhưng phân bổ không đều, phần lớn tập trung vào tháng 8 và 9 cho nên từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau thường là khô hanh, hạn hán. Huyện Ba Vì được ưu đãi từ nguồn nước của trạm bơm Trung Hà, cung cấp nước tưới cho 2/3 huyện, nên vấn đề nước tưới cho sản xuất đã căn bản được giải quyết.
4.1.3. Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì
Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải sử dụng đất đai hiệu quả cao nhất. Muốn vậy phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Vì năm 2013 là 42.402,8 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 29.183,7 ha chiếm 68,8% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 12.945 ha chiếm 30,5% và diện tích đất chưa sử dụng là 274,1 ha chiếm 0,6% diện tích đất nông nghiệp. Số liệu được trình bày cụ thể ở bảng 4.1.
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì, 2014
Bảng 4.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ba Vì (2011-2013)
Chỉ tiêu Diện tích 2011 2012 2013 So sánh (%) (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 08/12 08/13 Bình quân A. Tổng diện tích đất tự nhiên 42402,1 100,0 42403,0 100,0 42402,8 100,0 0,002 0,000 0,001 I. Đất nông nghiệp 29178,0 68,8 29185,3 68,8 29183,7 68,8 0,025 -0,005 0,010
1. Đất sản xuất nông nghiệp 17133,6 58,7 17140,9 58,7 17140,1 58,7 0,043 -0,005 0,019 1.1. Đất trồng cây hàng năm 11515,5 67,2 11513,0 67,2 11512,3 67,2 -0,022 -0,006 -0,014 1.2. Đất trồng cây lâu năm 5618,1 32,8 5627,9 32,8 5627,8 32,8 0,174 -0,002 0,086
2. Đất lâm nghiệp 10901,8 37,4 10901,8 37,4 10901,0 37,4 0,000 -0,007 -0,004 2.1. Đất rừng sản xuất 4387,1 40,2 4387,1 40,2 4386,3 40,2 0,000 -0,018 -0,009 2.2. Đất rừng phòng hộ 78,4 0,7 78,4 0,7 78,4 0,7 0,000 0,000 0,000 2.3. Đất rừng đặc dụng 6436,3 59,0 6436,3 59,0 6436,3 59,0 0,000 0,000 0,000 3. Đất nuôi trồng thủy sản 1114,2 3,8 1114,2 3,8 1114,2 3,8 0,000 0,000 0,000 4. Đất nông nghiệp khác 28,4 0,1 28,4 0,1 28,4 0,1 0,000 0,000 0,000 II. Đất phi NN 12950,0 30,5 12943,6 30,5 12945,0 30,5 -0,049 0,011 -0,019 III. Đất chưa sử dụng 274,1 0,6 274,1 0,6 274,1 0,6 0,000 0,000 0,000 B. Một số chỉ tiêu bình quân
1. DT đất sản xuất NN/khẩu NN (ha/người) 0,083 0,082 0,081 -1,389 -0,717 -1,053 2. DT đất sản xuất NN/hộ NN (ha/hộ) 0,407 0,422 0,433 3,709 2,545 3,127 3. DT đất sản xuất NN/lao động NN (ha/lđ) 0,180 0,182 0,187 1,158 2,678 1,918
Qua bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ba Vì trong 3 năm 2011 đến 2013 là khác nhau. Diện tích đất nông nghiệp tăng bình quân qua các năm là 0,01%, trong đó diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp tăng bình quân là 0,019%. Trong khi đó diện tích đất lâm nghiệp giảm dần qua các năm và giảm bình quân 0,004%; đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác có dấu hiệu ổn định qua các năm. Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm nhẹ, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.
Về chỉ tiêu bình quân đất sản xuất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp không biến động nhiều qua các năm, thường ở mức 0,08 ha/người; diện tích đất sản xuất nông nghiệp/ hộ nông nghiệp thì tăng dần qua các năm, điều này cho thấy người dân Ba Vì đang dần chú trọng đến vấn đề sản xuất nông nghiệp nên đã dành nhiều phần đất cho phát triển nông nghiệp. Một số hộ trên địa bàn huyện còn chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cỏ và dành cả đất vườn để trồng cây cỏ làm thức ăn thô xanh cho bò; diện tích đất sản xuất nông nghiệp/lao động nông nghiệp cũng tăng nhẹ qua các năm, tốc độ tăng không đáng kể, tuy nhiên đây cũng là tiền đề tạo cho sự phát triển của ngành nông nghiệp sau này.
4.1.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì
Qua điều tra, chúng tôi thấy nhân khẩu của huyện Ba Vì có sự tăng giảm qua 3 năm cụ thể: Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7.694 người chiếm 3,16%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2.232 người chiếm 0,89% và tốc độ tăng trung bình qua các năm là 2,02%.
Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Vì, 2014
Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (2011-2013)
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
So sánh (%) (2011- 2013)
Số
lượng Cơ cấu (%) lượngSố Cơ cấu (%) lượngSố Cơ cấu (%) 8/12 8/13 Bình quân
1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 243.471 100 251.165 100 253.397 100 3,16 0,89 2,02
Khẩu nông nghiệp Khẩu 206.012 84,61 209.002 83,21 210.502 83,07 1,45 0,72 1,08
Khẩu kiêm Khẩu 6.415 2,63 6.845 2,73 6.890 2,72 6,70 0,66 3,68
Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 31.044 12,75 35.318 14,06 36.005 14,21 13,77 1,95 7,86
2. Tổng số hộ Hộ 53.195 100,0 52.516 100,0 52.738 100,0 -1,28 0,42 -0,43
Hộ thuần nông Hộ 42.115 79,17 40.626 77,36 39.616 75,12 -3,54 -2,49 -3,01
Hộ kiêm Hộ 2.335 4,39 1.976 3,76 2.290 4,34 -15,37 15,89 0,26
Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.745 16,44 9.914 18,88 10.832 20,54 13,37 9,26 11,31
3. Tổng lao động LĐ 119.112 100,0 123.599 100,0 123.731 100,0 3,77 0,11 1,94
Lao động nông nghiệp LĐ 95.013 79,77 93.965 76,02 91.510 73,96 -1,10 -2,61 -1,86
Lao động kiêm LĐ 4.543 3,81 5.031 4,07 6.143 4,96 10,74 22,10 16,42
Lao động phi nông nghiệp LĐ 19.556 16,42 24.603 19,91 26.078 21,08 25,81 6,00 15,90
4. Một số chỉ tiêu LĐ
BQ khẩu/hộ Khẩu 4,58 4,78 4,80 4,49 0,46 2,48
BQ khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp Khẩu 4,89 5,14 5,31 5,17 3,29 4,23
BQ lao động/hộ LĐ 2,24 2,35 2,35 5,11 -0,31 2,40
Với đặc thù là huyện trung du miền núi, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nên nhân khẩu nông nghiệp của huyện Ba Vì vẫn là chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2011 là 206.012 người chiếm 84,61%; năm 2012 là 209.002 người chiếm 83,21%; năm 2013 là 210.502 người chiếm 83,07%. Bình quân trong 3 năm khẩu nông nghiệp của huyện tăng 1,08%. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.2
Qua bảng 4.2 cho thấy số hộ, hộ thuần nông có xu hướng giảm cả về số lượng và cơ cấu còn hộ kiêm, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng cả về số lượng và cơ cấu, trong đó hộ phi nông nghiệp tăng bình quân lớn nhất là 11,31%. Nguyên nhân là do trong thời gian qua ngoài sản xuất nông nghiệp huyện Ba Vì còn có nhiều dịch vụ kinh doanh về du lịch sinh thái nên số hộ phi nông nghiệp cũng tăng nhẹ trong những năm qua.
Cụ thể đối với hộ thuần nông năm 2011 là 42.115 hộ chiếm 79,17%; năm 2012 là 40.626 hộ chiếm 77,36%; năm 2013 là 39.616 hộ chiếm 75,12%. Số hộ lao động nông nghiệp liên tục giảm, bình quân trong 3 năm giảm 3,01%, tương ứng với việc giảm mất 2.499 hộ/3 năm. Đối với hộ phi nông nghiệp thì cơ cấu biến động theo chiều hướng tăng dần, tốc độ tăng