I. Những kết quả thẩm định của ngân hàng thể hiện ở một số mặt sau:
2 Hiệu quả của hoạt động thẩm định thể hiện ở trên các mặt sau:
2.1 Thẩm định dự án đầu tư mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng:
Thẩm định giúp ngân hàng lựa chọn những dự án hiệu quả để đầu tư từ đó góp phần nâng cao doanh số và chất lượng tín dụng. Hoạt động thẩm định luôn đạt mức 120 đến 125% kế hoạch, chiếm khoảng 40% nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.
Quy mô hoạt động cho vay phản ánh năng lực và uy tín của ngân hàng. Với nhu cầu ngày càng lớn trong địa bàn, ngân hàng đã lựa chọn những dự án hiệu quả cho hoạt động tín dụng của mình. Bên cạnh những dự án được giao từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, ngân hàng đã tìm cho mình những dự án mới, những khách hàng mới như Công ty cổ phần Formach... Bên cạnh những doanh nghiệp nhà nước ngân hàng đã quan tâm hơn đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều hình thức cho vay của ngân hàng được phát triển như tín dụng ngắn hạn cho những doanh nghiệp đã vay vốn dài hạn, tín dụng trung dài hạn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh tạm ứng ngân hàng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước...
2.2 Kết quả thẩm định:
Thẩm định là cơ sở quan trọng để ban giám đốc ra quyết định cho vay. Với hoạt động thẩm định, ban giám đốc có kế hoạch quản lý điều hành hoạt động cho phù hợp và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngay từ khâu đầu tiên trong quy trình cho vay. Với những thách thức trong thời kỳ đổi mới và sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng, trong những năm qua chi nhánh đã đạt được kết quả thẩm định nhất định.
Năm 1999 chi nhánh có số dự án được thẩm định cho vay chiếm 93% số dự án có nhu cầu. Năm 2000 số dự án được thẩm định chiếm 83%. Tuy nhiên
đến năm 2001 số dự án được vay đã tăng lên 95%. Doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên, thời gian vay của ngân hàng cũng kéo dài hơn. Việc mở rộng các hoạt động cho vay của ngân hàng đã giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay. Trên cơ sở thẩm định ngân hàng đã tăng quy mô cho vay trong từng năm. Những dự án được vay vốn kịp thời đã phát huy tác dụng trong nền kinh tế nâng cao đời sống, duy trì việc làm, giảm thất nghiệp cho người lao động ...
Thẩm định là hoạt động dựa trên nhiều giả thiết khác nhau cho nên khó tránh khỏi rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên những phán đoán đúng trong quá trình thẩm định dự án đã giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro thể hiện trên các mặt như: số thu nợ của ngân hàng đạt ở mức cao luôn chiếm khoảng 75% đến 85% doanh số cho vay. Nợ quá hạn thấp do ngân hàng đã chú ý đến các nguyên nhân nợ quá hạn như khách hàng kinh doanh thua lỗ, vốn cho vay sử dụng không đúng mục đích hay khách hàng có chủ ý lừa đảo... trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Năm 1999 số nợ quá hạn là 120 triệu đồng, năm 2000 số dự nợ là 1419 triệu, năm 2001 nợ quá hạn hầu như không có. Các khoản nợ lãi phải trả quá hạn đã được ngân hàng phối hợp cùng với chủ đầu tư giải quyết kịp thời trong quý, trong năm.
Trong quá trình đưa dự án đi vào hoạt động các doanh nghiệp không thể lường trước được những biến cố bất trắc có thể xảy ra như bão lụt, cháy nổ, hoả hoạn... có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ, ngân hàng đã yêu cầu các doanh nghiệp mua bảo hiểm. Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm vốn vay của ngân hàng.
2.3 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Số dự án được vay đạt 90% số dự án xin vay. Những dự án được vay đã được đầu tư đúng thời điểm, kịp thời cơ và phát huy hiệu quả cao. Số liệu tổng hợp cho thấy dự án vay vốn năm 2001 đã tạo việc làm cho 296 lao động, lợi nhuận tăng thêm từ các dự án này là 415 triệu đồng và lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước tăng 78 triệu đồng.
Khách hàng đến với ngân hàng được hướng dẫn tận tình những thông tin cần thiết phục vụ cho nhu câù vay vốn của khách hàng. Điều tra về ý kiến
của khách hàng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng cho thấy hoạt động thẩm định của ngân hàng: thời gian thẩm định nhanh chóng, thủ tục thuận tiện không gây phiền hà cho khách hàng.
Thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng đã đóng vai trò như một nhà tư vấn giúp cho chủ dự án có những khẳng định và quyết định đúng đắn và kịp thời cho hoạt động đầu tư của mình.
Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Khi thoả mãn được nhu cầu của khách hàng là ngân hàng cũng thoả mãn được mục tiêu cho vay vốn của ngân hàng. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng đã có chiến lược thu hút khách hàng và thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thẩm định là khâu quan trọng thiết lập mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Hiệu quả thẩm định đã làm tăng số khách hàng đến với ngân hàng, tăng số dự án đầu tư, vốn được bỏ ra vào thời điểm thích hợp.
Như vậy, hoạt động thẩm định đã phát huy được vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng với tư cách là một nhà đầu tư, vừa với tư cách là một tổ chức tín dụng, thẩm định luôn là điều kiện cần thiết cho quyết định đầu tư của ngân hàng.