Tình hình tiêu thụ sản phẩm bắp lai trên các thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm hạt giống bắp lai (Trang 49)

- Chi nhánh Hà Nội:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bắp lai trên các thị trường

Do đặc điểm tự nhiên, KTXH của các vùng, miền Việt Nam là khác nhau và mang tính đặc thù riêng nên sản lượng bắp lai tiêu thụ trên các thị trường này cũng khác nhau và có sự chênh lệch khá rõ ràng giữa các vùng, cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Khối Lượng Hạt Giống Bắp Lai Tiêu Thụ Theo Vùng Qua Hai Năm 2007 – 2008

Đơn vị: Kg

Vùng Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

± ∆ % ĐBSCL 232.295 235.204 2.909 1,25 DHMT 69.602 73.377 3.775 5,42 ĐNB 464.966 592.921 127.955 27,52 TN 249.432 253.392 3.960 1,59 ĐBSH 348.254 349.012 758 0,22 ĐBB 326.658 316.735 -9.923 -3,04 TBB 374.103 310.986 -63.117 -16,87 Tổng Cộng 2.065.310 2.131.627 66.317 3,21

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Tổng khối lượng tiêu thụ hạt giống bắp lai năm 2008 tăng 66.317 kg so với năm 2007, tức tăng 3,21% so với 2007. Nhìn chung, khối lượng tiêu thụ năm 2008 của các vùng ĐBSCL, DHMT, ĐNB, TN, ĐBSH đều tăng so với năm 2007, đặc biệt là vùng ĐNB có khối lượng tiêu thụ tăng cao nhất, tăng 127.955 kg (27,52%). Sở dĩ khối lượng tiêu thụ bắp lai của vùng ĐNB tăng vọt như vậy là do ĐNB là thị trường có hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, gần Cty nên rất dễ dàng trong vận chuyển, phân phối sản phẩm, ĐNB còn là vùng nằm trong diện chuyển đổi cơ

cấu cây trồng từ lúa nước sang trồng bắp, vì thế doanh thu của Cty từ thị trường này tăng rất đáng kể. Song khối lượng bắp tiêu thụ ở ĐBB và TBB lại có xu hướng giảm, vì ảnh hưởng của thời tiết, và Cty gặp khó khăn trong việc vận chuyển đến thị trường tiêu thụ vào mùa vụ.

Hình 4.1: Biểu Đồ Thể Hiện Khối Lượng Tiêu Thụ Hạt Giống Bắp Lai Theo Vùng Qua Hai Năm 2007 -2008

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Qua biểu đồ ta thấy, Khối lượng hạt giống bắp lai được tiêu thụ theo từng vùng không đồng đều nhau, vùng ĐNB có khối lượng tiêu thụ cao nhất, các vùng ĐBSH, ĐBB, TBB có khối lượng tiêu thụ tương đương nhau, thấp nhất là vùng DHMT do vùng này có địa hình dài hẹp, phần lớn đất giáp biển nên nhiễm mặn, không phù hợp trồng bắp, chỉ có một số địa phương có điều kiện thuận lợi trồng bắp nên khối lượng tiêu thụ không cao.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm hạt giống bắp lai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)