Bia Tiến sĩ khoa Qúy Mùi (1703) là bia Tiến sĩ nội dung có nhiều điểm khác lạ, không rõ ràng nhất với đoạn viết: “Đặt ra khoa mục vốn đã có

Một phần của tài liệu thi tìm hiểu 1000 năm thăng long hà nội (Trang 28 - 29)

điểm khác lạ, không rõ ràng nhất với đoạn viết: “Đặt ra khoa mục vốn đã có từ xưa. Nhớ lại nước Việt ta từ triều Lý, Trần đã bắt đầu lựa chọn những người thông hiểu kinh sách vào hầu vua, vời người có văn học để bổ nhiệm.

Đến năm Thiệu Bình thứ 13 mới bắt đầu đặt khoa Tiến sĩ, năm Kiến Trung thứ 8 (1232) mới định ra cấp bậc tam giáp. Nhưng định lệ nhất quán, quy cách chặt chẽ thì phải đến năm Long Hưng thứ 12 về sau mới thật đầy đủ”.

Ở đây có một vài điều nghi vấn: Mạch văn đoạn này đang nói về thời Lý-Trần, như năm Kiến Trung thứ 8 (1232) định cấp bậc tam giáp, thì điều đó đúng, sử có ghi và các tài liệu chuyên khảo khoa cử cũng khẳng định. Nhưng ghi là năm “Thiệu Bình thứ 13” thì không giải thích được, vì thời không có vị vua nào thời Lý - Trần đặt niên hiệu Thiệu Bình.

Niên hiệu Thiệu Bình chỉ có 1 lần ở triều Lê (đời Lê Thái Tông) và tồn tại 6 năm chứ không có năm thứ 13. Lại nói đó là lần đầu tiên có khoa thi Tiến sĩ thì điều đó không có một cứ liệu nào chứng minh và cũng không một sử sách nào ghi chép. Tiếp đến là niên hiệu “Long Hưng”, trong lịch sử Việt Nam không có vị vua nào đặt niên hiệu này.

Nếu giả thiết do người thợ khắc ngược thứ tự thành Hưng Long thì là niên hiệu Hưng Long (1293-1314) đời Trần Anh Tông. Khoa thi năm Hưng Long thứ 12 (1304) là có đặc điểm đáng nói, là khoa này vua ban thêm danh hiệu Hoàng giáp để chỉ những người đỗ hàng Đệ nhị giáp. Không hiểu do nguyên nhân nào đã gây nên sự nhầm lẫn này mặc dù nội dung bia do một đại thần danh tiếng là Nguyễn Qúy Ân soạn và chính cha ông (Nguyễn Qúy Đức) là người kiểm duyệt lại nội dung bài bia ký đó.

Một phần của tài liệu thi tìm hiểu 1000 năm thăng long hà nội (Trang 28 - 29)