Tổ chức thực hiện kế hoạch tìm hiểu thông tin thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Máy tính và Viễn Thông An Khang (Trang 55)

I. Lập kế hoạch quản lý tiêu thụ sảnphẩm

1.Tổ chức thực hiện kế hoạch tìm hiểu thông tin thị trường

rộng, công ty cần tổ chức các hoạt động sau:

Tuyển dụng những lao động có năng lực, có chuyên môn sâu về nghiên cứu thị trường, có khả năng thu thập thông tin, đánh giá và phân loại thông

tin và tổng hợp các thông tin có được để đưa ra kế hoạch, dự án phát triển sản xuất kinh doanh một cách cụ thể.

Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức, có kế hoạch hơn nữa để lựa chọn ra phương án tối ưu nhất, hiệu quả và chi phí ít vẫn đảm bảo được thông tin đầy đủ.

Quan tâm đến khách hàng, thu thập phản hồi của khách hàng, xem xét, giải thích các khúc mắc, tận tình chu đáo và thật sự quan tâm đến khách hàng.

Cần có sự phân đoạn thị trường cho từng sản phẩm máy tính, từng nhóm đối tượng khách hàng. Điều này làm cho công tác thị trường dơn giản và hiệu quả hơn.

 Để hoạt động nghiên cứu và dự báo có tính chuyến âu hơn và đạt được hiệu quả cao hơn cần phải có một bộ phận chuyên sâu về thị trường và cùng với sự phát triển của công ty cần phải có một bộ phận Marketing riêng để đảm nhận nhiệm vụ này.

2. Thực hiện kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của công ty: Để thực hiện nhiệm vụ này, công ty cần phải tìm hiểu, năm rõ đối thủ cạnh tranh của mình và nâng cao chất lượng cảu sản phẩm, thực hiện chiến lược sản phẩm chất lượng cao, lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí phấn đấu thì mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, công ty có thể áp dụng một số các biện pháp như:

Nâng cao uy tín của công ty và sản phẩm: Tạo được long tin của khách hàng về sản phẩm bằng chất lượng của sản phẩm và giá cả. Thực hiện tốt vấn đề đạo đức trong kinh doanh, tiếp thu, giải quyết các ý kiến vướng mắc của khách hàng về sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm: Nhập về nhiếu sản phẩm hơn, nhiều chủng loại hơn. Sự đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp cho công ty đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng từng loại sản phẩm của khách hàng, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm cả về địa lý và mùa

Xây dựng chính sách giá và phương thức thanh toán

+ Hiện nay, giá cả là phương thức cạnh tranh chủ yếu giữa các công ty trong ngành nói riêng và trên thị trường nói chung. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp thì việc hoạch định một chính sách giá cả phù hợp có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp.

Công ty cần có chính sách giá cả linh hoạt song giá linh hoạt không có nghĩa là luôn luôn phải thay đổi liên tục. Việc các công ty liên tục, công ty này giảm giá và công ty cũng đồng thời giảm giá theo sẽ khiến cho doanh nghiệp ngày càng khó khăn và làm cho lợi nhuận thấp và cũng có khi là không có lợi nhuận. Hoặc giá thay đổi có thể làm cho người tiêu thụ nghi ngờ vào chất lượng sản phẩm và mất tin tưởng vào công ty. Vì thế, để có chính sách về giá phù hợp, chi tiết về phần chính sách giá cả sẽ được đề cập ở phầm Marketing

+ Ngoài ra công ty cũng cần có nhiều phương thức thanh toán mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển chung. Khách hàng bây giờ không chỉ thanh toán bằng tiền mặt mà còn có thể thanh toán bằng séc, chuyển khoản, thanh toàn bằng ngoại tệ, thẻ tín dụng, giao hàng trả tiền sau, thanh toán trả chậm…

- Sử dụng đa dạng hoá các đòn bẩy kinh tế tài chính:

Thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán: Đây là hình thức mà khi khách hàng thanh toán tiền mua sản phẩm hàng hóa trước thời hạn thanh toán sẽ được công ty giảm trừ cho khách hàng. Áp dụng hình thức này để hạn chế việc thanh toán chậm nợ nần dây dưa, công ty khác chiếm dụng nguồn vốn của công ty mình, cố tình không trả nợ đúng hạn. Thực hiện hình thức này, công ty sẽ không mất thời gian khi phải chờ đợi khách hàng đến trả tiền, khi chờ đợi công ty sẽ thiếu vốn và phải đi vay vốn để kinh doanh, điều này sẽ làm cho chi phí tăng kéo theo giá thành sản phẩm tăng, như vậy rất khó có thể mở rộng sản xuất. Tuy nhiên cũng có mặt trái của nó, nếu như tỷ lệ chiết khấu là quá lớn thì lợi nhuận giảm, gây ảnh hưởng không tốt đến tài chính của công ty. Vì thế công ty đưa ra các mức chiết khấu cho khách hàng cho phù hợp với mô hình của công ty

Tỷ lệ chiết khấu của công ty có thể quy định rõ ràng các mức như sau:

+ Nếu khách hàng thanh toán tiền hàng ngay thì sẽ được hưởng chiết khấu là 3%.

+ Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 1 tháng sẽ được hưởng tỷ lệ chiết khấu là 2%.

+ Nếu khách hàng thanh toán trong vòng từ 1 đến 3 tháng sẽ được hưởng khoản chiết khấu là 1%.

+ Nếu sau 3 tháng khách hàng mới thanh toán thì không những không được hưởng chiết khấu mà còn phải chịu một khoản lãi tương đương với lãi suất ngân hàng trên số tiền chậm trả.

Hiện nay nhiều công ty đã áp dụng hình thức giảm giá bán hàng cho khách hàng tiêu thụ số lượng sản phẩm lớn. Công ty cũng đã áp dụng hình thức này nhưng chưa đạt hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần thực hiện đối với từng khách hàng vào từng thời điểm cụ thể.

Như đã nghiên cứu ở phần trước, sản phẩm chủ yếu của công ty là máy tính, laptop .. Những sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ ở quý III và quý IV. Vì vậy trong quý I và quý II, công ty muốn đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình thì công ty nên giảm giá bán xuống thấp hơn giá bán quý III và quý IV. Điều này sẽ giúp công ty tiêu thụ được hàng hoá mặc dù không đúng thời điểm tiêu thụ.

Trong trường hợp giảm giá bán đối với khách hàng mua số lượng sản phẩm lớn, công ty phải tính toán xem cần tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để bù đắp các khoản chi phí. Muốn vậy, công ty phải làm tốt công tác điều tra thăm dò thị trường, nắm chắc nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng.

Hiện nay việc áp dụng việc giảm giá bán hàng cho khách hàng tiêu thụ khối lượng sản phẩm lớn, công ty chưa có mức chuẩn nhất định. Vì vậy, công ty cần đặt ra mức tối thiểu sản phẩm tiêu thụ được hưởng giảm giá để thuận tiện cho việc sử dụng tránh tạo khe hở gian lận thương mại gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát tiêu cực trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài việc trích giảm một tỷ lệ nhất định tính trên tổng số tiền thu được giá bán háng, công ty có thể áp dụng hình thức giảm giá bán hàng thông qua việc vận chuyển hàng miễn phí với phậm vi vận chuyển rộng hơn hoặc chi phí ấy phải thấp hơn so với các công ty khác hay công ty có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng chương trình kế toán máy, truy cập Internet… Đây là giải pháp hữu hiệu giúp công ty đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm.

Tiết kiệm trong chi tiêu: Hiện nay tình hình kinh tế đang biến động không ngừng, giá xăng tăng là chi phí đẩy các mặt khác cũng tăng theo, lãi suất tăng khiến cho các doanh nghiệp ngày càng khó khăn, có rất nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục vì chi phí lớn mà không thể năng giá được kiến lợi nhuận thấp hoặc âm. Vì vậy, để tháo gỡ khỏi tình hình hình khó khăn này thì doanh nghiệp nên giảm thiểu chi phí: Tiết kiệm điện, chi tiêu không xa sỉ, chỉ được mua những đồ dùng thật sự cần thiết, những sản phẩm giá cả phải chăng…

Có kế hoạch mua những sản phẩm đang có xu hướng tăng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, tránh mua tràn lan, những sản phẩm bán chậm ….

Thực hiện chiến lược Marketing

Để thực hiện được nhiệm vụ quảng bá sản phẩm được hiệu quả, đem lại kết quả cao trong công ty thì vì là công ty nhỏ, chưa phát triển mạnh nên cần phải có được một người làm Marketing giỏi trong công ty.

Về chính sách giá cả: Chính sách giá cả là rất quan trọng đối với mỗi công ty, để thực hiện chính sách giá cả phù hợp thì công ty có thể căn cứ vào các điểm sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong tâm lý người tiêu dùng, giá cả phản ánh chất lượng do vậy sản phẩm chất lượng cao không thể giá quá thấp.

+ Các chi phí khác như chi phí quảng cáo, hỗ trợ kích thích tiêu thụ, chi phí dịch vụ đều làm tăng giá bán.

+ Mức giá quá cáo sẽ làm giảm khối lượng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

Vì vậy phải có chính sách giá phù hợp với người tiêu dùng, bán với giá tối ưu nhất, không nên bán với giá cao quá khách hàng sẽ chạy đến các cửa hàng giá cả phải chăng và cũng không nên bán với giá thấp quá khiến khách hàng nghĩ đây là sản phẩm giả, kém chất lượng hay tháo lắp linh kiện khác vào.

Thực hiện các chính sách đã lập ở phần kế hoạch một cách đồng bộ và chuyển hóa thành sự thật, phải có các chương trình quảng cáo độc đáo, vào đem lại ấn tượng mạnh cho khách hàng

Chính sách phân phối: Công ty hiện nay chỉ có một cửa hàng ở 210 Thái Hà. Hệ thống phân phối của công ty bao gồm có hệ thống phân phối trực tiếp và hệ thống phân phối gián tiếp. Khách hàng có thể mua hàng trực tiếp ngay tại Showroom của công ty, hoặc khách hàng có thể mua qua hệ thống phân phối mua hàng qua mạng. Khách hàng nếu có nhu cầu sẽ được giao hàng ngay tại nhà

+ Về kênh phân phối trực tiếp:Doanh số bán qua kênh phân phối trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng cao, điều đó chứng tỏ công ty rất chú trọng vào phát triển kênh phân phối trực tiếp song mức độ tiêu thụ vẫn còn khiêm tốn so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu phát triển thị trường của mình, đòi hỏi công ty cần phải có các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ và việc hoàn chỉnh kênh phân phối trực tiếp là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty.

+ Về kênh phân phối gián tiếp: Kênh phân phối của công ty là rất ít, chỉ có 1 số các cửa hàng hoạt động nhỏ lẻ, vì vậy để mở rộng và nâng cao khả năng tiêu thụ cần phải có một số các biện pháp như:

o Tăng cường các biện phấp quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động của cửa hàng làm đại lý cho công ty nhằm đảm bảo họ thực hiện tốt các cam kết của công ty.

o Có các biện pháp ưu đãi, kích thích hoạt động tiêu thụ sản phẩm cẩu các của hàng đó trong đó cần phải đa dạng hóa các hình thức thanh toán.

Áp dụng mức giá đối với các cửa hàng nhỏ buôn hàng và các khách hàng lẻ để khuyến khích các trung gian phân phối nỗ lực trong việc tiêu thụ sản phẩm

Về việc quảng cáo

Đây là hoạt động quan trong nhất trong chính sách Marketing của doanh nghiệp. Để thực hiện hoạt động quảng cáo tốt thì công ty nên tổ chức các hoạt động như:

+ Xây dựng kế hoạch quảng cáo chu đáo, xác định nội dung, thông điệp cảu quảng cáo một cách rõ rang, làm nổi bật lên hình được hình ảnh của công ty

+ Lựa chọn phương thức quảng cáo thích hợp với sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Đối với sản phẩm máy tính có thể quảng cáo bằng tờ roi, áp phích, hay có thể quảng cáo trên mạng, giàm giá để thu hút sản phẩm, tham gia hội trợ người tiêu dùng…

+ Xác lập ngân sách quảng cáo một cách rõ ràng bằng số % cụ thể trên doanh thu tiêu thụ

Tăng cường các hoạt động giao tiếp khuếch trương: Giao tiếp khuếch trương là công cụ bổ trợ có hiệu quả nhất nhằm nâng cao hình ảnh chất lượng hàng hóa, uy tín nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là

những hoạt động bổ trợ đắc lực cho chính sách sản phẩm và nâng cao hiệu quả chính sách giá.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Về nhiệm vụ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ một doanh nghiệp khi kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nào cũng cần nhấn mạnh rằng sự thành công của công tác phát triển thị trường còn phải bao gồm cả những dịch vụ bổ sung gắn liền với sản phẩm trong chính sách sản phẩm của công ty. Do khách hàng luôn mong đợi về sản phẩm và tính toàn vẹn của sản phẩm công nghiệp nên việc bán hàng, dịch vụ và các hỗ trợ kỹ thuật là yêu cầu đầu tiên cho một chiến lược phát triển thị trường hiệu quả. Bảo hàng, sửa chữa cho khách hàng sử dụng sản phẩm trong thời hạn còn bảo hành. Tổ chức các tháng sửa máy tính miễn phí: Đối với các khách hàng máy tính bị hỏng do lỗi phần mềm, công ty tổ chức chữa, cài đặt lại miễn phí cho khách hàng. Để khuyến khích các khách hàng đến với công ty, khi khách hàng đến với công ty sửa chữa, họ có thể xem xét khi chờ đợi, về các sản phẩm của công ty, đây cũng là một cách để thu hút khách hàng hiệu quả.

Nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên

+ Bổ sung trình độ chuyên môn của một số cán bộ công nhân viên đảm đương những công việc quan trọng

+ Thường xuyên bổ sung kiến thức quản lý kinh doanh cho các cán bộ quản lý bằng các khóa học ngắn hạn, các buổi nói chuyện học tập kinh nghiệm thực tiễn, tiếp xúc với các doanh nghiệp thành công để học hỏi, thường xuyên cập nhật những sách mới, bài báo, tạp chí…

+ Tăng cường chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty nhằm nâng cao nghiệp vụ bán hàng, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong kinh doanh.

III. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và kiểm soát

Để thực hiện các kế hoạch đã vạch ra ở trên, theo em, công ty cần phải có cách thực hiện các chiến lược trên một cách bài bản

 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy hợp lý

 Phân công trách nhiệm cho từng phòng ban, nhiệm vụ chi tiết cho từng người, làm cho họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình cần phải làm và phải hoàn thành xuất sắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ , nhân viên, xem xét xem họ có thực hiện công việc hay không? Thường xuyên có các cuộc kiểm tra xem chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành, xem xét họ có cố gắng học tập học hỏi kinh nghiệm của mọi người, tích luỹ kinh nghiệm cho mình để đóng góp cho công ty không.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp và nó cũng bắt buộc các doanh nghiệp phải năm động, sáng tạo và phong cách kinh doanh đúng đắn trong cơ chế thị trường. Thị trường là yếu tố sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, phát triển thị trường là điều kiện bắt buộc có tính quyết định đối với mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó nó cũng quyết định đến dòng vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi tình hình kinh tế gặp biến động như hiện nay, lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất tăng cao, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Máy tính và Viễn Thông An Khang (Trang 55)