Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH (Trang 39 - 47)

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng, trong thời gian thực tập và tìm hiểu em thấy có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Quy định về cho vay ngoài quốc doanh còn chưa phù hợp, việc áp dụng còn nhiều hạn chế.

Về tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp của người vay tại ngân hàng đa phần là bất động sản như đất đai, nhà cửa, kho tàng...ngân hàng được quyền năm giữ những giấy tờ sở hữu còn người vay có trách nhiệm quản lý tài sản thế chấp và chỉ có quyền sở hữu gián tiếp, do đó người vay không thể bán tài sản của mình cho bên thứ ba. Nhưng cũng chính điều này làm hạn chế việc mở rộng tín dụng, tài sản thế chấp có thể tồn tại dưới hình thức động sản như ô tô, thuyền bè, hàng tại kho, vàng, đá quý...thường ít được ngân hàng chấp nhận không phải vì chúng không có giá trị mà vì ngân hàng không thể nắm giữ những giấy tờ liên quan do nó luôn đi kèm quá trình vận động của tài sản. Điều này làm phát sinh rủi ro khi người vay có thể bán tài sản cho bên thứ ba, cho nên các ngân hàng chấp nhận rất hạn chế hình thức thế chấp bằng động sản.

Một khía cạnh khác liên quan đến tài sản thế chấp đó là vấn đề định gía chúng. Mặc dù hiện nay các ngân hàng đã thừa nhận giá trị thương mại trên thị trường và lấy làm căn cứ định giá tài sản. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường không ổn định, giá các loại tài sản này lại biến động thường xuyên nên việc định giá chúng rất khó khăn. Có thể gây ra mất mát vốn khi xử lý tài sản đảm bảo mà giá trị của nó bị trượt giá, điều này gây trở ngại tâm lý cho người vay nói “được”.

Hơn nữa nhiều khi các điều kiện vay vốn được đáp ứng tốt nhưng khi đến khâu tài sản đảm bảo lại phát sinh nhiều vấn đề như: thiếu giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc không có do tài sản đã được mua đi bán lại nhiều lần hoặc do ông bà cha mẹ để lại mà chưa có chứng nhận, cấp lại theo quy định mới. Trong khi đó ngân hàng luôn coi tài sản thế chấp là điều kiện quan trọng nhât để cho vay đối với KT-NQD.

Phương thức cho vay: Hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng duy nhất một phương thức cho vay đối với KT-NQD đó là cho vay từng lần (theo món). Việc áp dụng phương thức cho vay này có thể giúp ngân hàng giám sát và quản lý món vay chặt chẽ hơn. Song nó không đáp ứng được yêu cầu của hầu hết khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng có vòng quay vốn thường xuyên. Việc không đa dạng phương thức cho vay đã hạn chế đáng kể khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Do nó không phù hợp với nhu cầu vốn trong các giai đoạn của quá trình vay vì thế có thể phát sinh hiện tượng vốn vay không sử dụng hết hoặc không đủ vốn để trang trải các nhu cầu. Hai biểu hiện đều không tốt, nếu thừa có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, ngược lại nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của quá trình sản xuất kinh doanh, có thể gây ra rủi ro đối với khoản vay.

Công tác thẩm định: Hiện nay công tác thẩm định đối với KT-NQD còn gặp nhiều khó khăn. Do người cho vay còn hạn chế về mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm không rõ các quy định quy chế hoạch toán kế toán, quy trình thẩm định doanh nghiệp nên công tác thẩm định còn nhiều lúng túng sai sót, đánh giá không đúng hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh và khả năng thực tế của khách hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng thường trú trọng đến sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính do doanh nghiệp gửi lên mặc dù có tham khảo một số nguồn thông tin khác. Nhưng nói chung là làm chưa tốt, việc xuống đánh giá thực tế hoạt động của các doanh nghiệp còn ít. Do đó đã xẩy ra những rủi ro như năm 2000 khi một cán bộ tín dụng cho một hộ cá thể vay vốn có tài sản thế chấp là căn nhà 2 tầng, được định giá là 230 triệu đồng nhưng thực tế người vay không phải là người chủ sở hữu ngôi nhà đó, tên người vay và tên chủ sở hữu trên giấy tờ nhà là khác nhau nhưng cán bộ tín dụng không phát hiện ra, do đó đã để mất vốn. Mặt khác trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp NQD thấp nên các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do họ lập thường không chính xác, thiếu xót. Vì vậy chỉ dựa vào các báo cáo đó

để thẩm định thì có thể ngân hàng bỏ qua cơ hội cho vay. Do đó công tác thẩm định cần hoàn thiện hơn nữa.

Thủ tục cho vay còn nhiều vướng mắc nhiều khâu phức tạp khiến cho cán bộ ngân hàng khó có thể mở rộng cho vay được. Các doanh nghiệp thường “kêu” là thủ tục vốn vay qua ngân hàng phức tạp, phiền hà, điều này đúng với các doanh nghiệp. Nhưng nhìn từ phía ngân hàng thì thủ tục nhiều như vậy thì họ mới có thể cho vay được, họ mới có thể bảo toàn vốn cho ngân hàng và xã hội. Đồng thời họ phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy trình, thể lệ được quy định trong các văn bản hiện hành. Trên thực tế ngân hàng rất muốn cho vay, vì ngoài trách nhiệm cũng cấp vốn cho nền kinh tế còn là vấn đề thu nhập, nhưng quyết định cho vay hay không lại là cả một sự cân nhắc kỹ càng, nhiều khi còn cần lòng dũng cảm. Nếu một số ít các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện thì lúc này chính doanh nghiệp lại lựa chọn ngân hàng hoặc những dự án mà ngân hàng cho rằng không hiệu quả thì rất dễ quyết định. Nhưng với bộ phận khá đông các doanh nghiệp không thật đầy đủ điều kiện trong khi ngân hàng xét thấy những dự án phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì rất khó nói là “được” hay “không được”. Nếu máy móc phải có đủ thủ tục mới cho vay thì ngân hàng mất thu nhập và nhiều quyền lợi khác đã đành mà cũng thấy thiệt thòi cho doanh nghiệp. Nếu mà cho vay kịp cơ hội làm ăn của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ không yên tâm được cho đến khi khách hàng trả hết gốc, lãi mới thôi, bởi sản xuất kinh doanh là có rủi ro, trình độ thẩm định là có giới hạn. Vấn đề tâm lý nhậy cảm không kém phần quan trọng đó là khi người “làm công ăn lương” nói “đồng ý”, nếu việc trôi chảy thì lợi ích món vay trước hết và cơ bản thuộc về tập thể, nhưng nếu món vay gặp trục trặc thì trách nhiệm cá nhân rất nặng nề, pháp luật sẽ ngó tới người quyết định cho vay. Ngược lại nếu trả lời “không”, trong hầu hết tất cả các trường hợp, quyền lợi cá nhân không bị ảnh hưởng. Chính điều này làm một bộ phận cán bộ tín dụng có tâm lý thẩm định khắt khe, máy móc dẫn đến bỏ sót những dự án khả thi là điều không tránh khỏi. Do vậy, thủ tục cho vay cần phải được củng cố lại để đảm bảo lòng tin của

ngân hàng đối với doanh nghiệp cũng như tạo cơ hội để doanh nghiệp phát triển.

Thứ hai: Chính sách tín dụng của ngân hàng còn chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, còn chú trọng nhiều đến kinh tế quốc doanh.

Về quy mô tín dụng: Với chức năng đầu tư cho xây dựng và phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển luôn hướng tới việc tìm kiếm và đầu tư, cho vay đối với những dự án lớn và có hiệu quả. Một mặt, góp phần thực hiện đường lối chiến lược kinh tế của Đảng, mặt khác về phía ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao doanh số cho vay, dư nợ, tăng thu nhập thậm chí nếu có “trục trặc” thì vẫn được nhà nước bảo hộ. Cho nên đối tượng khách hàng mà ngân hàng thường xuyên quan tâm nhắm tới là các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty lớn. Vấn đề tài sản thế chấp tài sản cũng dễ dàng hơn, nhiều trường hợp một số khoản vay không cần đảm bảo. Chính sách tín dụng của ngân hàng hạn chế với KT-NQD cũng một phần do sự làm ăn kém hiệu quả của khu vực này, Ngoài ra trong quá trình thẩm định nếu giá trị tài sản thế chấp thấp hơn mức vay nhưng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước thì sẽ thực hiện tín chấp đối với phần không đủ. Nhưng các doanh nghiệp NQD phải đảm bảo bằng tài sản 100% giá trị món vay, cho nên quy mô tín dụng quốc doanh bao giờ cũng lớn hơn NQD. Nhìn theo một cách khác ta thấy, các doanh nghiệp NQD đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn nhỏ bé do đó những tài sản hình thành phần lớn có giá trị thấp nên không thể đảm bảo cho một món vay lớn được. Vì vậy mà doanh nghiệp NQD có quan hệ tín dụng với ngân hàng chủ yếu vay vốn lưu động, vốn trung và dài hạn rất nhỏ bé trong tổng dư nợ.

Phương thức cho vay: Có sự không bình đẳng trong việc áp dụng các phương thức cho vay đối với các TPKT. Đối với doanh nghiệp nhà nước họ có thể được cấp tín dụng dưới nhiều hình thức như: hạn mức tín dụng, vay từng lần, thuê mua, bảo lãnh...Trong khi đó tín dụng cấp cho khu vực NQD thông thường chỉ áp dụng hình thức cho vay từng lần (theo món) theo hình thức đảm bảo là cầm cố hoặc thế chấp.

Thứ ba: Năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế dẫn đến những sai sót, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Trong quá trình hoạt động Chi nhánh luôn quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Coi đó là cơ sở và nền tảng làm nên hiệu quả kinh doanh cao. Song hệ thống ngân hàng của chúng ta vẫn còn lạc hậu, nghiệp vụ mang tính cơ bản và có số lượng ít. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế nước ta đồng thời cho thấy sự cách biệt so với các nước khác. Vì vậy hệ thống ngân hàng luôn trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện nhằm nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, đáp ứng những đòi hỏi của sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Tuy nhiên sự đổi mới và nâng cao này luôn đi sau những thay đổi về nhu cầu một nhịp. Thị trường luôn biến động, công nghệ ngân hàng không ngừng thay đổi, nhiều ngành nghề mới ra đời, quá trình chuẩn hoá hệ thống ngân hàng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO trong khi cán cán bộ của Chi nhánh phần lớn còn rất trẻ nhiều khi thiếu kinh nghiệm chưa nắm bắt được động thái của doanh nghiệp, thực trạng kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng, do đó phát sinh những món nợ vay kém hiệu quả gây ra những khoản nợ quá hạn, khó đòi hoặc bỏ qua những khoản vay đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát món vay, một số trường hợp cán bộ tín dụng còn hời hợt, thiếu tập trung làm theo chiếu lệ. Cũng từ những hạn chế trên mà đôi khi không đối phó được những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của khách hàng. Hệ thống thông tin tín dụng chưa được cung cấp kịp thời, đặc biệt những thông tin về dự báo tài chính vĩ mô, định hướng phát triển của ngành vùng còn thiếu, chưa kịp thời. Chưa nói đến tình trạng chất lượng thông tin chưa cao dẫn đến thiếu cơ sở khi muốn xây dựng kế hoạch, giải pháp mang tính dài hạn. Tất cả những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tín dụng.

Đây là những nguyên nhân thuộc về chính sách nhà nước

Cơ sở pháp lý thiếu đồng bộ, hành lang pháp lý chưa thực sự thông thoáng tạo điều kiện kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.

Về tài sản đảm bảo: Ngân hàng nhà nước đã có chủ trương cho phép định giá tài sản thế chấp theo mức quy định chung của Uỷ ban vật giá Chính phủ và có tham khảo giá thị trường nhằm đánh giá chính xác giá trị tài sản thế chấp của người vay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thuận lợi. Song khung giá do Uỷ ban vật giá Chính phủ đưa ra cứng nhắc, chậm đổi mới so với thị trường, mặt khác giá thị trường biến động lên xuống không theo thực chất của các lực lượng cung cầu. Tạo ra sự ra tăng giả cũng như xụt giảm giả, gây tâm lý hoang mang cho cán bộ tín dụng khi định giá. Nếu định giá tài sản thế chấp cao mà thời gian sau giá trượt khi phải sử lý tài sản sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng, trách nhiệm đổ lên vai người quyết định cho vay. Bên cạnh đó nhiều loại tài sản thế chấp chưa có thị trường nhưng rất có giá trị do đó không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản thế chấp nên khoản vay không thực hiện được.

Đó là trường hợp người đi vay có tài sản, chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp. Nhưng không ít trường hợp người đi vay có tài sản nhưng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản không có hoặc không đầy đủ làm cho khoản vay không thực hiện được. Bởi vì theo Nghị định về bảo đảm tiền vay thì khách hàng vay vốn tại ngân hàng phải thế chấp tài sản có nguồn gốc xác định. Những tài sản này nhà nước đang tiến hành cấp lại quyền sử dụng đất cho nên giấy tờ không đủ hoặc do mua đi bán lại nhiều lần lại được thực hiện dưới hình thức viết tay mà không báo cho cơ quan nhà nước. Điều này làm cho giấy chứng nhận thiếu cơ sở tin tưởng.

Xử lý tài sản bảo đảm: Khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro, tài sản thế chấp là vật bảo đảm cho việc trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

Tuy nhiên trong thực tế trường hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử rất phiền hà, gây cho ngân hàng tổn thất về thời gian và kinh phí.

Dù ngân hàng có thắng kiện buộc được khách hàng trả gốc và lãi thì công tác thi hành án gặp nhiều khó khăn đôi khi kéo dài nhiều năm. Chúng ta chưa có luật và các văn bản dưới luật về việc xử lý các doanh nghiệp phá sản, giải thể, để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp “chết nhưng không được trôn”. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lại được sát nhập vào các doanh nghiệp khác dẫn đến việc thu nợ của ngân hàng rất khó khăn. Mặt khác trong công tác xử lý tài sản thế chấp còn chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có thẩm quyền. Đây cũng là một cản trở lớn trong việc xét cấp tín dụng cho khách hàng, vì việc thu hồi ngay cả khi nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp cũng không chắc chắn.

Ngoài ra Chính phủ và ngân hàng nhà nước mới chỉ có cơ chế xử lý rủi ro đối với ngân hàng thương mại khi cho vay doanh nghiệp nhà nước, cho vay hộ nông dân mà chưa có cơ chế xử lý rủi ro khi đối tượng vay là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH...

Nguyên nhân thuộc về chính các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Là những tác động không nhỏ đến quyết định cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi có cơ sở để tin tưởng chắc chắn rằng khách hàng sẽ sử dụng khoản vay đúng mục đích, tạo ra được lợi nhuận từ những dự án khả thi không tạo đựoc niềm tin với ngân hàng thì khách hàng sẽ không vay được vốn.

Đó là sự hạ thấp uy tín của mình đối với ngân hàng trong việc báo cáo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w