CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÍCH HỢP HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRỮ VÀ HỖ TRỢ CỘNG TÁC TRỰC TUYẾN

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ sinh học Tìm hiểu công nghệ microsoft connected services framework xây dựng giải pháp thực hiện tích hợp hệ thống cung cấp dịch vụ (Trang 70)

DỊCH VỤ LƯU TRỮ VÀ HỖ TRỢ CỘNG TÁC TRỰC TUYẾN

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh các nhà cung cấp dịch vụ cần một giải pháp tích hợp hệ thống để kết hợp sức mạnh hạ tầng IT đã có và sự mềm dẻo, hiệu quả để phát triển, triển khai các dịch vụ mới:

- Tổng quan về bài toán Cung cấp dịch vụ lưu trữ và hỗ trợ cộng tác.

- Các yêu cầu bài toán Tích hợp các ứng dụng trong hệ thống cung cấp dịch vụ lưu trữ và hỗ trợ cộng tác trực tuyến.

- Phân tích các kỹ thuật tích hợp ứng dụng.

- Đề xuất giải pháp tích hợp hệ thống cho bài toán và đánh giá các lợi thế của nó với các phương pháp trước.

1. Tổng quan về bài toán Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cộng tác

Ngày nay không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ khả năng để triển khai cho riêng mình các hệ thống tin học hỗ trợ làm việc, cộng tác cho riêng mình. Tuy nhiên, họ luôn có nhu cầu và sử dụng các dịch vụ đó nhằm tăng hiệu quả làm việc, quản lý.

Mặt khác, khi các doanh nghiệp không cần thiết một giải pháp, một hạ tầng dịch vụ, phần mềm tin học tổng thể, họ chỉ cần một phần dịch vụ, một số chức năng nhất định. Với các đối tượng doanh nghiệp này, các giải pháp đầy đủ là không cần thiết, tốn kém mà không mang lại kinh tế tương xứng.

Để đáp ứng nhu cầu này, một số Công ty cung cấp chức năng phần mềm, ứng dụng như là các dịch vụ cho phép người dùng, doanh nghiệp sử dụng nó và trả chi phí theo mức độ sử dụng hàng tháng.

Xuất phát từ ý tưởng này, công ty eDT phối hợp với công ty Gnet và Microsoft Việt nam triển khai giải pháp tin lưu trữ và hộ trợ cộng tác trực tuyến. Giải pháp này với cung cấp các dịch vụ cho phép người dùng, doanh nghiệp sử dụng mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí triển khai thiết lập. Hệ thống này dựa trên nền tảng .Net (Sharepoint, Windows Server, Microsoft Provisioning Server,…). Do triển khai trên nhiều hệ thống, ứng dụng khác nhau, và sự mở rộng và thay đổi sau này là rất quan trọng. Do vậy cần một giải pháp tích hợp để đáp ứng các yêu cầu này. Trong thời gian thực tập và làm việc tại Công ty eDT, em được giao nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng giải pháp nhằm đưa ra giải pháp và thực hiện tích hợp các ứng dụng, nền tảng khác nhau trong hệ thống cung

cấp dịch vụ lưu trữ (hosting), môi trường cộng tác trực tuyến, … cho các

doanh nghiệp, người dùng đầu cuối. 2. Các yêu cầu bài toán

Đối với một bài toán tích hợp các hệ thống như trên thì cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Đầu tiên, tạo ra một nền tích hợp chung để tích hợp các ứng dụng hiện có trong doanh nghiệp. Các ứng dụng này phải có khả năng trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau tạo thành một Hệ thống thống nhất, bổ trợ cho nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ hai, cho phép quản lý, kiểm soát sự tương tác, trao đổi giữa các ứng dụng, dịch vụ. Khi các dịch vụ, các ứng dụng này trao đổi với nhau thì phải có cơ chế để đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu, kiểm soát sự tương tác nhau tránh làm hư hỏng ứng dụng, dữ liệu. Mặt khác, cho phép thiết lập các kênh kết nối, trao đổi một cách bảo mật, đúng đối tượng.

Thứ ba, cho phép quản lý chứng thực, nhận dạng, bảo mật giữa các ứng dụng.

Khi các ứng dụng, các dịch vụ trao đổi thông tin với nhau, hay ứng dụng này triệu gọi chức năng của ứng dụng khác thì cần có cơ chế bảo mật. Do vậy chỉ có các ứng dụng, các dịch vụ có đủ quyền mới có khả năng trao đổi, gọi các dịch vụ, các ứng dụng khác. Hoặc đối với người dùng thì có cơ chế quản lý người dùng tập trung, kiểm tra tính hợp lệ các truy nhập khi qua các ứng dụng khác.

Thứ tư, cho phép quản lý mức dịch vụ (quản lý theo giao kèo dịch vụ - SLA). Có các cơ chế đo lường, báo cáo tổng kết các mức độ sử dụng các dịch vụ, để nhằm tính cước sử dụng, hay tổng kết mức độ tiêu thụ các tài nguyên, dịch vụ.

Cuối cùng, có khả năng tích hợp các dịch vụ mới các hệ thống mới. Khi nhu cầu thị trường thay đổi, thì doanh nghiệp phải nhanh chóng thiết lập các hạ tầng để cung cấp các dịch vụ mới. Như vậy, hệ thống tích hợp này phải có độ mềm dẻo cho phép tích hợp thêm ứng dụng mới vào, hoặc thay đổi lô-gic của các dịch vụ hiện tại. Quá trình tích hợp, thêm mới vào không quá chậm và tốn nhiều nguồn lực.

Cụ thể với bài toán Cung cấp dịch vụ lưu trữ và hỗ trợ cộng tác trực tuyến, về mặt hệ thống hiện tại cần tích hợp các ứng dụng sau:

Các hệ thống cung cấp dịch vụ cơ bản:

Dịch vụ POP3 email, dịch vụ DNS, dịch vụ Active Directory.

Hệ thống thiết lập dịch vụ:

Microsoft Provisioning Server: Tích hợp vào hệ thống cho phép tự động hóa các dịch vụ cơ bản ở trên và dịch vụ Sharepoint.

Dịch vụ Sharepoint:

Nhằm cung cấp các dịch vụ cho phép cá nhân, nhóm làm việc tương tác với nhau.

Các ứng dụng đầu cuối:

Ứng dụng quản trị các dịch vụ (eCPanel): Cho phép nhân viên kinh doanh và quản trị thiết lập các dịch vụ cho khác hàng.

Đối với các dịch vụ cơ bản phải cung cấp các chức năng cho phép thiết lập, quản trị các dịch vụ đó:

DNS Cho phép tạo, sửa đổi quản lý DNS như DNS Zone, Site, Alias (địnhh danh),…

POP3 Service Hỗ trợ đầy đủ khả năng thiết lập (tạo mới mail, domain), đo lường mức độ sử dụng (dung lượng hòm mail đã dùng nhằm mục đích tính cước và cảnh báo), thông báo trạng thái, thể trạng của dịch vụ mail, và có khả năng đồng bộ hóa tên miền với dịch vụ DNS.

Domain Hỗ trợ khả năng quản trị tên miền.

Sharepoint Cung cấp tất cả các chức năng nhằm thiết lập và quản trị dịch vụ Sharepoint.

Bảng 3. 1 – Các yều cầu chức năng hệ thống tích hợp

Các chức năng trên phải được thiết kế sao cho có khả năng tích hợp vào các ứng dụng khác nhau. Mỗi ứng dụng đầu cuối có các quy trình nghiệp vụ và phương tiện truyền tải khác nhau (chuyển tải qua SMS, Email, Application Portal). Đối với mỗi dịch vụ cần thiết kế sao cho đảm bảo tính tự chủ, khả năng tự thiết lập và đo lường nhằm mục đích tính cước phí khi chúng được sử dụng.

Để tích hợp các ứng dụng trên phần dưới sẽ phân tích, đánh giá một số kỹ thuật tích hợp từ đó đề xuất giải pháp cho bài toán này.

3. Phân tích các kỹ thuật, hướng tiếp cận tích hợp ứng dụng doanh nghiệp Việc tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và cũng ở nhiều cấp độ khác nhau. Dưới đây là một số cách tiếp cận chính:

Tích hợp hướng dữ liệu: Tích hợp ở tầng dữ liệu và thường là đồng bộ hóa dữ

liệu từ các nguồn khác nhau (database, datamart, data warehouse). Vấn đề khó khăn nhất trong cách tiếp cận này là phải dung hòa được các lược đồ cơ sở dữ liệu cũng như ngữ nghĩa của các thành phần dữ liệu.

Tích hợp thông điệp: Tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp bằng cách

định nghĩa và xây dựng cơ chế trao đổi thông điệp giữa các hệ thống. Vấn đề khó khăn nhất đó chính là chuyển đổi dữ liệu giữa ứng dụng dữ liệu và thông điệp. Ngoài ra phải chuyển đổi giữa các thông điệp mà các hệ thống đều hiểu.

Tích hợp thành tố: Xử lý bao bọc các hệ thống bằng các công nghệ hướng

thành tố như CORBA, .Net, J2EE và liên kết các thành tố này lại với nhau thông qua các thành phần giao tiếp. Khó khăn gặp phải ở đây là phải thực hiện liên kết các thành tố được xây dựng trên các công nghệ khác nhau (CORBA, .Net, J2EE, …).

Tích hợp ứng dụng: Thực hiện tích hợp ứng dụng bằng các tập hàm APIs, mô

hình đối tượng, đinh dạng thông điệp, lược đồ cơ sở dữ liệu hay bất cứ kỹ thuật nào mà lập trình viên có thể thực hiện. Khó khăn gặp phải đó là sự khác nhau về mô hình dữ liệu giữa các ứng dụng. Mô hình này thường được dùng trong các ứng dụng đóng gói.

Tích hợp dịch vụ: Mô hình này tạo ra các dịch vụ nghiệp vụ trừu tượng, không gắn chắt vào một cơ sở dữ liệu, mô hình thành tố hay ứng dụng gói nào. Và sẽ sử dụng các dịch vụ này như những đơn vị cơ sở trong việc tích hợp hệ thống.

Khó khăn của mô hình này là đòi hỏi phải xây dựng một kiến trúc hoàn chỉnh như là SOA để có thể tách biệt được giữa thành phần giao tiếp và thành phần thực thi của dịch vụ.

Tích hợp tiến trình: Tạo ra các tiến trình nghiệp vụ bằng cách tích hợp các tài nguyên sẵn có (dữ liệu, ứng dụng, thành tố, và dịch vụ). Và sau đó là tập trung vào việc quản lý các tiến trình nghiệp vụ một cách độc lập với một ứng dụng riêng biệt nào đó. Vấn đề gặp phải đó là phải đạt được sự “thỏa thuận” giữa các thành tố về việc định nghĩa các tiến trình nghiệp vụ và một kiến trúc tích hợp hoàn chỉnh nhằm hỗ trợ việc tích hợp những tài nguyên của hệ thống được thực hiện một cách dễ dàng.

Tích hợp thành phần giao tiếp người dùng: Giải pháp này thường có hai cách

thực hiện khác nhau:

 Sử dụng hệ giao tiếp người dùng của các hệ thống cũ như là các thành phần giao tiếp để truy cập dữ liệu từ các ứng dụng hay các giao tác đang thực hiện. Cách này rất không bền vững đặc biệt là khi hệ giao tiếp người dùng của ứng dụng cần lấy dữ liệu bị thay đổi.

 Việc tích hợp được thực hiện ở tầng như là desktop hay portal.

Cả hai cách này đều hạn chế ở việc lấy kết quả, dữ liệu từ các ứng dụng mà khó khăn trong việc truyền dữ liệu giữa các ứng dụng.

Như vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp, nhưng hầu hết các phương pháp này đều có các hạn chế đặc biêt là hạn chế về mặt công nghệ (khi các ứng dụng phát triển trên nhiều công nghệ khác nhau). Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các khó khăn trong việc tích hợp hệ thống có thể được khắc phục bằng cách định nghĩa thêm một tầng trừu tượng cho các hệ thống tin học hiện có và mới xây dựng [1]. Tầng này xây dựng dựa trên các chuẩn dịch vụ web. Việc tích hợp sử dụng dịch vụ web có thể theo một số hướng sau:

 Tích hợp hướng dữ liệu:

o Xác định những dữ liệu nào cần được chia sẽ (bảng dữ liệu, các định dạng tệp và các thông điệp).

o Xây dựng các lược đồ XML cho các thông điệp này. o Sử dụng SOAP như là định dạng thông điệp.

 Tích hợp hướng chức năng, hàm, APIs:

o Xác định các chức năng nào có thể thể hiện ra ngoài như là các dịch vụ web.

o Định nghĩa kiểu dữ liệu XML cho đối số của các phương thức này. o Sử dụng SOAP như là định dạng thông điêp.

o Định nghĩa thông tin mô tả dịch vụ web.

o Tạo ra các đối tượng bọc và thực hiện ánh xạ tương ứng giữa thành phần giao tiếp vừa định nghĩa với dữ liệu, thông điệp và các lời gọi hàm cần được chia sẽ của hệ thống hiện tại.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của dịch vụ web, dữ liệu trao đổi giữa các hệ thống được tự động chuyển đổi sang chuẩn XML mà mọi hệ thống đều hiểu được. Tại mỗi hệ thống sẽ chịu trách nhiệm xử lý chuyển đổi dữ liệu từ dạng chuẩn sang thành những kiểu đặc thù của nó trong quá trình nhận thông điệp và thực hiện xử lý ngược lại.

Tuy nhiên, kỹ thuật chuyển đổi này không phải thật sự lúc này cũng cần thiết. Đó là khi cả hai phía của kênh giao tiếp đều sử dụng những định dạng dữ liệu, công nghệ giống nhau. Trong những trường hợp như thê, giải pháp tích hợp của ta cần có những xử lý linh hoạt nhằm không phải thực hiện nhũng quá trình chuyển đổi không cần thiết giúp làm tăng hiệu năng của hệ thống.

Mặc dù cách tiếp cận sử dụng dịch vụ web và Kiến trúc hướng dịch vụ rất mềm dẻo, khắc phục được các nhược điểm của các công nghệ và kỹ thuật trước đó, nhưng nó cũng có những hạn chế:

 Thứ nhất, các thành phần đầu cuối sử dụng ứng dụng được thiết kế cứng ở chổ sử dụng dịch vụ nào, sử dụng ra làm sao. Có nghĩa là chúng ta không thể thêm mới các dịch vụ (chức năng mới) vào ứng dụng đầu cuối sau khi đã được triển khai, nếu muốn thay đổi thì phải có mã nguồn và thay đổi mã nguồn đó.

 Thứ hai, không tách biệt được lô-gic dịch vụ (đối với dịch vụ tổng hợp), ứng dụng đầu cuối ra khỏi việc tương tác, giao tiếp giữa các dịch vụ.  Thứ ba, việc quản lý bảo mật, các chính sách giao tiếp giữa các dịch vụ

đó gặp nhiều khó khăn.

 Thứ tư, việc triên khai một giải pháp tích hợp như thế này yêu cầu phải có đủ nguồn lực và thời gian. Với các doanh nghiệp vừa phải, chưa cần thiêt triển khai Kiến trúc hướng dịch vụ thì thật sự không tốn kém và không cần thiết.

Với các hạn chế này chúng ta cần một giải pháp mềm tốt hơn và vừa phải với các doanh nghiệp để họ có thể áp dụng hiệu quả với quy mô và thực trạng của mình. Phần tiếp theo sẽ trình bày một giải pháp như vây.

4. Sử dụng SDP để tích hợp hệ thống cung cấp dịch vụ lưu trữ

Nền cung cấp dịch vụ có thể được sử dụng như một nền tích hợp hệ thống, cải thiện các hạn chế của các kỹ thuật, cách tiếp cận khác nhờ:

- Triển khai theo Kiến trúc hướng dịch vụ, nền giải quyết được vấn đề về mặt công nghệ nền tảng. Ở đây, chúng ta không nền nhầm hiểu là triển khai Kiến trúc hướng dịch vụ cho toàn bộ hệ thống mà chỉ bản thân nền cung cấp dịch vụ được phát triển theo Kiến trúc hướng dịch vụ. Ứng dụng, dịch vụ (chức năng hệ thống) cài đặt các dịch vụ web để tương tác với nhau qua nền này.

- Cung cấp một ngữ cảnh cộng tác động nhờ đó giảm sự phụ thuộc giữa lô-gic nghiệp vụ của các dịch vụ đầu cuối, hay ứng dụng đầu cuối. Chúng ta có thể thêm bớt, sửa đổi các lô-gic này khi thực thi. Ngoài ra còn có khả năng thay đổi các dịch vụ (chức năng, ứng dụng) tham gia cung cấp xử lý, dữ liệu cho ứng dụng đầu cuối.

- Do không phải triển khai SOA trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nên giảm thời gian, công sức, nguồn lực cho doanh nghiệp.

Khi sử dụng Nền cung cấp dịch vụ để tích hợp các ứng dụng. Tiến hành xác định các ứng dụng, dịch vụ (chức năng) hiện có cần tích hợp vào hệ thống. Hình vẽ dưới đây cho thấy vai trò và vị trí của Nền tích hợp với các ứng dụng khác trong Hệ thống cung cấp dịch vụ Lưu trữ và hỗ trợ cộng tác trực tuyến (xem thêm phần III.1 và III.2).

Hình 3. 1 – Giải pháp tổng thể tích hợp cho các ứng dụng cung cấp dịch vụ

Như hình vẽ trên mô tả, các ứng dụng khác nhau trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau thông qua Nền tích hợp. Nó có nhiệm vụ chuyển các yêu cầu tương ứng từ các ứng dụng đến các ứng dụng cần thực hiện để xử lý yêu cầu. Với mỗi ứng dụng tham gia vào hệ thống này cần ít nhất một dịch vụ web để thể diện các phương thức , các dữ liệu, các đối tượng cần thể hiện ra ngoài để các ứng dụng khác sử dụng. Với mỗi ứng dụng cần sử dụng các chức năng, dữ liệu của các ứng dụng khác cần cài đặt it nhất một dịch vụ web để cài đặt lô-gic thao tác với

Một phần của tài liệu luận văn công nghệ sinh học Tìm hiểu công nghệ microsoft connected services framework xây dựng giải pháp thực hiện tích hợp hệ thống cung cấp dịch vụ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w