Giáo dục bệnh nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nhanh chương trình tiếp cận insulin tại việt nam 2008 báo cáo về tình hình tại hà nội và khu vực phía bắc việt nam (Trang 39)

Một bài viết của tác giả Bình và Toàn (40) cho biết 80% bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam không có chế độ ăn cụ thể hay không thực hiện bất cứ hình thức rèn luyện sức khỏe nào. Điều này dẫn tới 60% bệnh nhân có mức kiểm soát đường máu kém. Hai tác giả xác định nguyên nhân chính của tình trạng này là bệnh nhân ĐTĐ thiếu giáo dục hợp lý về bệnh. Để giải quyết vấn đề này, một chương trình giáo dục dựa vào cộng đồng được thiết lập.

Giáo dục tư vấn cho bệnh nhân khác nhau tại mỗi cơ sở chủ yếu do tâm huyết và nhận định về tầm quan trọng của giáo dục bệnh nhân của đội ngũ cán bộ nhân viên. Những buổi giáo dục sẽ bao gồm thuyết trình về biến chứng, cách sử dụng thuốc, chế độ ăn vân vân. Nếu có khoa dinh dưỡng giáo dục chế độ ăn sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ, kết hợp của khoa này.

Bên cạnh những thông tin dưới dạng nói, những thông tin dưới dạng viết cũng sẵn có ở Việt Nam. Đó là những tờ bướm, sách mỏng do bệnh viện hay các công ty dược biên soạn. Sách về ĐTĐ cũng dễ tìm tại các hiệu sách, nhà thuốc và bệnh viện có phát triển những trang web có thông tin về ĐTĐ. Rất nhiều người được phỏng vấn đã băn khoăn về chất luợng thông tin, tính dễ hiểu của nó đối với bệnh nhân và mức phù hợp với tình hình văn hóa xã hội ở Việt Nam. Đối với ĐTĐ tuýp 1, bệnh nhân cho biết họ thường tìm kiếm thông tin từ họ hàng và bạn bè hơn là bác sĩ (41) và họ thấy thiếu thông tin. Những tài liệu khác nhau đã được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng việc chúng có được sử dụng, sử dụng hợp lý và phù hợp với văn hóa hay không thì vẫn còn chưa rõ ràng. Tại Bệnh viện Nhi TW có những giáo cụ trực quan sinh động như:

-Búp bê để minh họa những vị trí tiêm -Bảng cơ thể người để minh họa vị trí tiêm -Học về cơ chế bệnh sử dụng hình minh họa

-DVD do Úc cung cấp (cũng có ở Bệnh Viện Nhi Đồng 1 tại thành phố HCM)

Bệnh viện Nhi đồng 1 có kết hợp cả chương trình tư vấn với khoa Tâm Lý cho gia đìng trẻ ĐTĐ tuýp 1.

Hầu hết giáo dục cho ĐTĐ tuýp 1 và 2 có vẻ tập trung vào chế độ ăn. Đối với ĐTĐ tuýp 1, kỹ thuật tiêm là một phần tập huấn mà bệnh nhân được tham gia khi họ hoặc là đang ở nội trú hoặc tiêm insulin lần đầu. Từ những thảo luận với các nhân viên y tế và bệnh nhân, tác giả nhận thấy họ còn thiếu kiến thức về bệnh ĐTĐ thực sự là gì.

Yếu tố chính dẫn tới việc thiếu giáo dục bệnh nhân được đề cập đến là do thiếu thời gian, bác sĩ phải khám cho quá nhiều bệnh nhân. Đồng thời cơ chế bảo hiểm y tế không trả tiền cho tư vấn và giáo dục bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nhanh chương trình tiếp cận insulin tại việt nam 2008 báo cáo về tình hình tại hà nội và khu vực phía bắc việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)