* Giới thiệu dự án:
- Tên dự án: Đầu tư chiều sâu thiết bị khoan khai thác nước ngầm. - Chủ dự án: Công ty xây dựng cấp thoát nước( Wasseenco).
- Địa chỉ: 52 Quốc tử giám- Đống Đa - Hà Nội.
- Chủ đầu tư xin vay ngân hàng 7.417.500.000 VNĐ với thời hạn 84 tháng ( 7 năm).
- Ngân hàng đã ký hợp đồng vay vốn số 01/2001/HĐ Lãi suất vay: +Lãi suất trong hạn: 0,81%/ Tháng . +Lãi suất nợ quá hạn: 1,215%/ Tháng.
Ngân hàng đã tiến hành thẩm định dự án đầu tư trên như sau: a. Về pháp nhân vay vốn:
- Công ty cấp thoát nước (Wasseenco) là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
- Chức năng sản xuất chính: Xây dựng nhà máy cấp nước và nước thải, đường ống cấp thoát nước, xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, sản xuất cấu kiện bê tông, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư chuyên ngành cấp thoát nước, tư vấn.
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 61/BXD/CSXD ngày 20/03/1998 của Bộ Xây Dựng.
- Giấy phép hành nghề số 1535/QĐ/BNN-QLNN ngày 28/05/1999 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Đại diện doanh nghiệp: Ông Nghiêm Văn Bang- Được bổ nhiệm chức vụ giám đốc công ty theo quyết định số 676/VC-TCLĐ ngày 26/3/1998 Của chủ tịch hội đồng quản trị VINACONEX.
Nhận xét của ngân hàng: Về tư cách pháp lý của doanh nghiệp vay vốn là đáp ứng được các yêu cầu về tư cách pháp lý của ngân hàng theo quy định hiện hành trong cho vay vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây .
b. Tình hình tài chính doanh nghiệp:
Để tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn cán bộ ngân hàng đã tiến hành phân tích những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp.
+ Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000 của doanh nghiệp.
+ Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp trong năm 1999, 2000 (Đơn vị:Triệu đồng).
Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu: 101.885 116.021 Doanh thu thuần: 98.642 111.871 Tổng lợi tức trước thuế: 5.252 6.896 Lợi tức sau thuế: 3.939 5.016 + Số liệu đến thời điểm xin vay (31/08/2001).
Các khoản phải thu: 45.528 Các khoản phải trả: 31.777
Doanh thu: 59.644 ( Kế hoạch 2001 là 223.129 triệu đồng) Lợi nhuận: 1.599( Kế hoạch 2001 là 6.690 triệu đồng).
Trên cơ sở đó ngân hàng đã tiến hành thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp gồm các giai đoạn sau đây:
+ Thu thập thông tin bao gồm cả thông tin từ kế toán nội bộ và thông tin khác từ bên ngoài.
+ Xử lý thông tin và đánh giá các tỷ lệ tài chính. Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, Khả năng hoạt động và khả năng sinh lãi.
+ So sánh các tỷ lệ đó với các tỷ lệ trung bình ngành và đối chiếu dữa các năm để từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp.
+Nêu ra những nguyên nhân và dự đoán tài chính đề ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.
BẢNG 6: CÁC TỶ LỆ TÀI CHÍNH CỦA WASSEENCO NĂM 1999,2000.
Chỉ tiêu 1999 2000 TLTC Đánh
giá I. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện hành( Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn) 1,28 1,29 1,2-2,0 TB 2. Vốn lưu động ròng( Vốn lưu động- Nợ ngắn hạn) 17.703 15.25 2 I. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn.
Hệ số nợ( Tổng số nợ/ Tổng tài sản). 80,97% 77,14 % 40- 50% Rất cao. II. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ(Tổng doanh thu của doanh nghiệp/Tổng giá trị TSCĐ).
19,96 19,88 >7 Rất
cao 2. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản( Doanh
thu tiêu thụ/ Tổng doanh thu)
1,70 1,51 2-4 Thấp
III. Nhóm tỷ lệ khả năng sinh lãi.
1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm( Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu sản phẩm)
3,99% 4,48% >6% Thấp
2. Doanh lợi vốn đầu tư( Lợi nhuân sau thuế / Tổng tài sản)
6,78% 6,77% >10% Thấp
3. Doanh lợi vốn tự có( Lợi nhuận sau thuế/ Vốn tự có) 35,62% 29,59 % > 17,5% Cao Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án, Ngân hàng đầu tư Phát triển Hà Tây.
Ghi chú: Tỷ lệ tham chiếu sử dụng là tỷ lệ do NHĐT&PT VN đưa ra trong tài liệu tập huấn nghiệp vụ.
- Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán: Ta thấy các tỷ lệ tính được thì có thể thấy rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tạm ổn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,30 nằm trong khoảng tỷ lệ giới hạn do ngân hàng trung ương quy định.
- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn: Tỷ lệ nợ là khá cao mặc dù có gảm suống trong năm 2000. Năm 1999 tỷ lệ này là 80,97%; năm 2000 tỷ lệ này là 77,14 cao hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của ngân hàng Đầu tư & Phát Việt Nam.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là tương đối cao và ổn định gần 20%. nhưng hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại rất thấp do các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tăng trong khi đó doanh thu thuần lại không có sự tăng trưởng.
- Nhận xét chung: Tình hình tài chính doanh nghiệp của Wasseenco nói chung là tạm ổn. khả năng thanh toán bình thường. Tuy vậy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp chưa tối ưu, các khản phải thu chiếm một tỷ trọng quá lớn dẫn đến ứ đọng vốn làm giảm một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp .Trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng đến chính sách tín dụng để tìm ra các nguyên nhân tồn đọng nợ, thi hành các biện pháp để thu các khoản nợ của doanh nghiệp .Hơn nữa cần có các biện pháp để tăng doanh thu , lợi nhuận để chặn đứng đà giảm sút doanh thu.
c. Căn cứ pháp lý của dự án:
- Dự án đã được phê duyệt theo quyết định số 1313/QĐ- BXD Ngày 07/12/2000 của Bộ xây dựng.
- Hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị của công ty xây dựng cấp thoát nước và quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu số 184 VC/ HĐQT ngày 22/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị VINACONEX.
- Hợp đồng kinh tế số 656/HĐKT Wa- Mico ngày 17/08/2001. về việc mua thiết bị khoan xoay khai thác nước ngầm giữa Wasseenco và công ty thương mại và chuyển giao công nghệ Mico.
d. kiểm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư:
Trong dự án do doanh nghiệp lập vốn đầu tư được tính toán như sau417:
Tổng vốn đầu tư: 7.417.522.000. VNĐ 1. Máy khoan xoay T2W Mỹ. 7.361.200.000VNĐ Trong đó:
a. Giá CIF Hải phòng: 6.692.000.000VNĐ. b. Thếu nhập khẩu: 0
c. Thuếu GTGT đầu vào: 669.200.000VNĐ. 2. Thiết bị đi kèm thêm: 56.322.000VNĐ a.Thiết bị DHD LUBRICATOR. 51.198.000VNĐ b. Thuế GTGT đầu vào. 5.124.000VNĐ - Thuế trước bạ: 7.417.522.000 X 4% = 296.700.880 VNĐ.
* Tổng giá trị tài sản: 7.417.522.000+296.700.880+74.172.000 = 7.788.396.000VNĐ.
*Nguyên giá tài sản cố định: (Không có thuế GTGT Đầu vào)
6.692.000.000+51.198.000+296.700.880+74.172.000=7.114.072.000 VNĐ.
* Thuế GTGT đầu vào: 669.200.000 + 5.124.000 =674.324.000 VNĐ ( giả sử khoản thuế này được hoàn trả vào năm 1)
e. Kiểm tra doanh thu và chi phí sản xuất của dự án: - Doanh thu:
Năng suất khoan của máy khoan thiết kế của nhà máy tương tự là 11 m / 1 ca một năm máy làm việc 200 ca, hiệu xuất sử dụng 85%.
Công xuất thiết kế của máy khoan: 200ca x 11m/ca x 85%=1870m/năm. Căn cứ vào tài liệu của doanh nghiệp cung cấp và khả năng thực tế công suất của máy ta tính được bảng doanh thu của tài sản mới tạo ra là: BẢNG7 : DOANH THU DO TÀI SẢN MỚI TẠO RA:
Chỉ tiêu Đơn vị Năm1 Năm2 Năm
3
Năm4 Năm5 Năm6 Năm7 Mức khoan M 1.496 1.683 1.683 1.683 1.683 1.683 1.590 Doanh thu có VAT Triệu đồng 2.169 2.440 2.440 2.440 2.440 2.440 2.305 Doanh thu thuần Triệu đồng 1.972 2.219 2.219 2.219 2.219 2.219 2.095 Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án, ngân hàng đầu tư & Phát triển Hà Tây
Công xuất năm 1 khoảng 80% công suất thiết kế, từ năm thứ 2 đến năm 6 công suất là 90%, Năm 7 công suất 85% công xuất thiết kế.
- Chi phí của dự án:
+ Chi phí nguyên liệu: Thuyết minh tính toán doanh nghiệp đưa ra rằng :
Máy khoan có công xuất tiêu hao nguyên liệu là 127 gr/h/1CV( Tiêu hao nguyên liệu cho máy khoan trong 1h hoạt động là 127gr/h/1CV x 300CV = 38,1 Kg tương đương 42 lít).
Thời gian hoạt động 1 ca máy khoan là 6h( hiệu suất của máy là 85%) Mỗi năm hoạt động 200 ca vậy nguyên liệu 1 năm là: 42lít/h x 200 ca x 6h x 85% = 42.840 lít/năm.
Dự kiến giá một lít nguyên liệu là 4000 đồng và hao hụt định mức là 2% và chi phí bôi trơn bằng 5% chi phí nhiên liệu ta có:
- Chi phí nhiên liệu là:
42.840 lít x 4.000 đồng / lít = 171.360.000 VNĐ. - Chi phí hao hụt: 2% x 171.360.000 = 3.427.200 VNĐ. - Chi phí bôi trơn: 5% x 171.360.000 = 8.568.000 VNĐ
Tổng : 171.360.000 + 3.427.200 + 8.568.000 = 183.355.200 VNĐ.
Theo công suất năm 1 là 80%, năm 2-6 là 90% và năm 7 là 85% ta có chi phí nguyên liệu hàng năm là:
Năm 1: 183.355.200VNĐ x 80% = 146.684.160 VNĐ. Năm 2-6: 183.355.200VNĐ x 90% = 165.019.680 VNĐ. Năm 7: 183.355.200VNĐ x 85% = 155.851.920 VNĐ.
+ Chi phí nhân công là: Doanh nghiệp đưa ra 10 công/ ca máy. Đơn giá bình quân là 50.000 VNĐ/ 1 công.Vậy chi phí nhân công là:
10 công/ ca x 50.000VNĐ/ công x 200 ca = 100.000.000 VNĐ.
+ Chi phí BHXH,KPCĐ, BHYT 19% lương: 100.000.000VNĐ x 19% = 19.000.000.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định là 7.114.072.000 VNĐ. Thời gian khấu hao là 7 năm vậy khấu hao tuyến tính hàng năm là:
7.114.072.000 VNĐ/ 7 năm = 1.016.296.000 VNĐ.
Khấu hao sửa chữa lớn hàng năm là: 1.016.296.000 VNĐ x 8% = 81.303.680 VNĐ đối với dự án sửa chữa lớn là năm thứ 3 và năm thứ 5 vậy số tiền chi bằng nhau là (8% x 7.114.072.000 )/ 2 = 284.562.880 VNĐ .
+ Chi phí thường xuyên hàng năm: ( 2% khấu hao tài sản cố định hàng năm): 2% x 1.016.296.000 = 20.325.920 VNĐ.
+ Chi phí quản trị chung: Có tính ổn định so với doanh thu nên được ngân hàng ấn định mức 40.000.000 VNĐ/ năm và ổn định trong 7 năm.
+ Chi phí lãi vay ngân hàng:Để có thể tính toán lãi vay ngân hàng đã định ra lịch trình trả nợ gốc đối với doanh nghiệp như sau:
BẢNG 8: LỊCH TRẢ NỢ GỐC:
31/12 2002 800.000 400.000 400.000 2003 1.000.000 500.000 500.000 2004 1.000.000 500.000 500.000 2005 1.100.000 550.000 550.000 2006 1.200.000 600.000 600.000 2007 1.200.000 600.000 600.000 2008 1.117.5000 600.000 517.500
Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án, ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây
Căn cứ vào đó ta có bảng thanh toán lãi và gốc như sau: Nợ gốc được thanh toán làm 2 lần vào ngày 30/6 và 31/12 do vậy năm 2002 doanh nghiệp phải thanh toán lãi vay là: (7.417.500 x 0,81% x 6) + (7.417.500 - 400.000) x 0,81% x 6 = 701.541 ( nghìn đồng)
BẢNG 9 : BẢNG THANH TOÁN NỢ GỐC VÀ LÃI Đơn vị: 1000 VNĐ
Năm Dư nợ đầu kỳ Trả lãi trong kỳ Trả gốc trong kỳ Dư cuối kỳ
2002 7.417.500 701.541 800.000 6.617.500 2003 6.617.500 618.921 1.000.000 5.617.500 2004 5.617.500 521.721 1.000.000 4.617.500 2005 4.617.500 422.091 1.100.000 3.517.500 2006 3.517.500 312.741 1.200.000 2.317.500 2007 2.317.500 196.101 1.200.000 1.117.500 2008 1.117.500 79.461 1.117.500 0
(Nguồn: Tờ trình thẩm định dự án, ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây) f. Phân tích hiệu quả dự án:
Ngân hàng đã tiến hành phân tích hiệu quả dự án được thể hiện qua
(Bảng 10: Các chỉ tiêu kinh tế do tài sản mới tạo ra về thực chất đây là báo cáo kết quả kinh doanh) (xem trang sau) và ngân hàng không tính
toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án vay vốn. g. Phân tích khả năng trả nợ của dự án:
Căn cứ vào các kết quả trên ngân hàng đã tiến hành phân tích khả năng trả nợ của dự án. Nguồn trả nợ của dự án là KHCB và 50% lợi nhuận sau thuế lấy từ quỹ phát triển sản xuất kinh doanh. (Bảng 11)