Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (1779) là tấm bia duy nhất khắc tên những người đỗ Tiến sĩ Thịnh khoa Thịnh khoa là một dạng khoa thi đặc

Một phần của tài liệu BÀI DỤE THI 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI (Trang 30 - 34)

những người đỗ Tiến sĩ Thịnh khoa. Thịnh khoa là một dạng khoa thi đặc biệt do vua đặt ra không theo lệ 3 năm tổ chức một lần, nó gần giống các khoa thi đột xuất khác như Chế khoa, Cát sĩ, Hoành từ, Sĩ vọng… Bên cạnh các khoa thi chính thức, việc mở các khoa thi ngoại lệ này nhằm tuyển lấy những người tài giỏi bị bỏ sót.

Đây còn là tấm bia Tiến sĩ cuối cùng được dựng ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám, thời điểm đó là vào “ngày tốt, tháng giữa đông, năm Canh Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41 (1780)”. Nó cũng là tấm bia duy nhất cho biết cụ thể một số người thi ở đâu, đỗ thế nào, xếp thứ mấy, từng làm chức gì…

Như trường hợp của Phạm Nguyễn Du, người xã Đặng Điền, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An), “đứng đầu xứ, Văn chức, đỗ kỳ thi Tứ trọng, các bài thi do vua ra bài đều đỗ đầu, được vào hầu giảng hàng ngày, từng được bổ chức Huyện Tự viên lang, Thiêm phó tiến triều, Cai đạo, Thiêm sai Tri Hình phiên, Hàn

lâm viện Hiệu thảo, kiêm Quốc sử Toản tu, thi đỗ năm 40 tuổi. Trường hai, trường bốn và ứng chế đều đỗ đầu”.

Hay như Hoàng Quốc Trân, người xã Nam Chân, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Nam Trực, Nam Định), là “giám sinh, thi ở Bộ Lễ và thi Chế đều đỗ thứ 3, đỗ năm 29 tuổi”.

Câu 5: Anh chị hãy trình bày cảm tưởng một chặng đường lịch sử ( về chính trị - xã hội, về kinh tế, về văn hóa – giáo dục, về quân sự của một triều đại) Thăng Long - Hà Nội: Thời Nhà Lý hoặc Thời Trần; Thời Lê; Thời Mạc – Lê Trung Hưng; thời Tây Sơn( Không quá 1000 chữ).

Thời Trần

Thăng Long, Kinh đô 1000 năm!

Nơi mà đất trời, sông núi, con người và vạn vật như giao thoa vào nhau, hoà quyện vào nhau: tạo thành một vùng đất thiêng liêng, hào hùng của dân tộc Việt. Để từ đây, biết bao áng thiêng hùng ca đã được viết nên từ vùng đất huyền thoại này.

Thăng Long – Hà Nội bây giờ, không chỉ ẩn chứa trong lòng nó sự mờ ảo, lãng mạn của Hồ Gươm bên những nhành liễu rũ lung linh trong ánh đèn. Không chỉ là sắc màu rực rỡ của đường phố nơi phồn hoa đô hội. Và cũng không chỉ là cái giá lạnh ẩm ướt của mùa đông trong cơn mưa phùn lất phất… Mà chính trong lòng Hà Nội ngày nay, đâu đó còn ghi đậm, rõ nét những khúc bi tráng – hùng ca của lịch sử dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vẫn còn đây những Đông Bộ Đầu (Từ Liêm – Hà Nội) nơi tên tướng bại trận Ngột Lương Hợp Thai phải cong đuôi chạy trốn. Vẫn còn đây những Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương nơi Toa Đô phơi đầu, nơi Thoát Hoan chui vào ống đồng nín thở cầu thoát thân. Và cũng chính nơi này, lại một lần nữa là mồ chôn kẻ thù , nơi quân dân nhà Trần đã đại phá quân Nguyên lần thứ ba: bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ… Đó là móc son chói lọi của dân tộc, cơ bản xác định sự tồn tại của Đại Việt và củng cố

lòng tin của người Việt để có thể đương đầu với những cơn sóng lớn tiếp theo

.

Đền Trần Súng thần công

Với hào khí Đông A, người Thăng long không chỉ hùng cường, hiên ngang trong chiến tranh, mà họ còn tiềm ẩn trong người cái chất của một dân tộc hiếu học với hơn nghìn năm Văn Hiến. Ngoài một Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ thời Nhà Lý, các vua Trần hơn ai hết đã cố công chăm lo đến sự nghiệp giáo dục còn non trẻ của nước nhà với việc xây dựng thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư, Ngũ Kinh. Và rồi, không dừng lại ở đó, cái chữ đã không còn xa lạ với người dân dưới đời Trần, tại các Lộ, hàng loạt trường học đã được dựng lên như một hệ quả tất yếu của một dân tộc ham học hỏi. Để từ đây, một Lê Văn Hưu tài ba đã viết nên Đại Việt Sử Ký. Một Mạc Đĩnh Chi đức độ thanh liêm, có tài ứng đối đã khiến cho Vua quan nhà Nguyên phải nghiêng mình kính phục. Một Chu Văn An cao hiền nêu gương thanh khiết… Các Vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông,…đều là những bậc hiền sĩ, có tài kinh bang tế thế. Và còn một danh tướng Trần Quốc Tuấn với áng thiêng cổ hùng văn: Hịch tướng sĩ. Tất cả, tất cả, những con người ấy như là những đoá hoa tươi thắm, tô điểm cho vườn hoa Thăng Long sắc màu thêm rực rỡ.

Quốc Học Viện

Để rồi, không biết có phải do tôi đang sống trong những giây phút thiêng liêng của lịch sử, khi Thăng Long – thành phố huyền thoại tròn 1000 năm tuổi, khiến bất kỳ ai mang trong mình dòng máu Hùng Vương cũng cảm thấy nao nao khó tả. Những con phố cổ như xinh tươi lộng lẫy trong ánh đèn. Với nhiều hơn những trai thanh nữ tú sóng bước bên nhau đi chơi hội, những góc phố nhỏ với hàng trà đá đặc trưng đất Hà Thành như nhộn nhịp hơn…bao nhiêu thứ ấy cứ hoà quyện đến nơi mà truyền thuyết và huyền thoại cứ xen lẫn vào nhau, khiến cho bất kỳ ai mang trong mình dòng máu Việt cũng bồi hồi khi thốt lên hai tiếng Thăng Long!

Mỗi lần nghĩ về Thăng Long – Hà Nội, những câu chuyện lan man về nơi đây cứ kéo tôi đi từ ký ức này đến ký ức khác trong suốt quá trình lịch sử tồn tại. Trong lòng Hà Nội luôn ẩn chứa trong mình những khúc bi ca của một thời nước mắt. Nhưng dường như đó cũng chính là bệ phóng của những khúc hùng ca mà những cung bậc của nó đã làm rạng danh dân tộc Việt. Như một lời khẳng định hùng hồn về sự tồn tại của một dân tộc anh hùng.

Ôi Thăng Long! Mảnh đất mến thương, mảnh đất mà thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đã gởi vào đây biết bao tình cảm:

“Từ thủơ mang gươm đi mở nước

Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long…”

Thăng Long - Rồng bay: sẽ bay cao, cao mãi, cao mãi cùng dân tộc Việt, đất trời Việt!!!

Photo haûo haûo, 60 traàn vaên ôn tx THUÛ DAÀU MOÄT IM MAÀU, SCAN, PHOTO MAÀU.

GIAÙ REÛ CHO SV VAØ GV.ÑT: 01684092107 ÑT: 01684092107

Một phần của tài liệu BÀI DỤE THI 1000 NĂM THĂNG LONG HÀ NỘI (Trang 30 - 34)