NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỸ HÀO (Trang 26 - 31)

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự hoạt động, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, trong suốt những năm qua ban lãnh đạo NHNo&PTNT Mỹ Hào luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động tín dụng. Đặc biệt hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại chi nhánh NHNo&PTNT Mỹ Hào còn nhiều mới mẻ, xong nhờ có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên ngân hàng, hoạt động tín dụng đối với các DNNQD trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả như sau:

 Có sự tăng trưởng về dư nợ tín dụng đối với các DNNQD, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Cùng với sự tăng lên về dư nợ, số lượng các DNNQD có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng tăng lên.

 Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNNQD nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung mà Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh đã định hướng.

Mặc dù đã có rất nhiều lỗ lực cố gắng, rất nhiều biện pháp được tiến hành nhưng kết quả đạt được còn quá nhỏ bé so với công sức bỏ ra. Dù vậy kết quả đạt được vẫn là nguồn khích lệ đối với đội ngũ cán bộ trong ngân hàng. Kết quả đạt được chưa cao cũng là động lực thúc đẩy sự cố gắng hơn nữa của ban lãnh đạo, nhân viên ngân hàng trong thời gian tới.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những mặt hạn chế trong nghiệp vụ tín dụng tại NHNo&PTNT Mỹ Hào.

Trong hoạt động tín dụng đối với các DNNQD, NHNo&PTNT Mỹ Hào đã bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:

 Dư nợ có tăng nhưng chỉ có xu hướng tăng về số tuyệt đối và lượng tăng còn nhỏ bé, không ổn định. Tỷ lệ dư nợ các DNNQD so với tổng dư nợ có dấu hiệu giảm sút cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ các DNNQD không theo kịp tốc độ tăng trưởng chung của tổng dư nợ.

 Chất lượng tín dụng giảm sút nhanh chóng trong 2 năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNNQD tăng đột biến. Các biện pháp được đưa ra để khắc phục tình trạng này chưa phát huy được hiệu quả.

 Ngân hàng còn hạn chế trong việc triển khai các loại hình tín dụng: Tại NHNo&PTNT Mỹ Hào loại hình tín dụng có thể được coi là duy nhất là cho vay, hoạt động bảo lãnh được triển khai nhưng quá mờ nhạt. Hoạt động cho thuê và chiết khấu giấy tờ có giá vẫn chưa được triển khai, các DNNQD có nhu cầu thuê tài sản cao hơn các loại hình kinh tế khác nhưng chưa được sử dụng dịch vụ này tại NHNo&PTNT Mỹ Hào.

Ngân hàng chưa có sự phong phú, đa dạng trong việc triển khai các loại hình cho vay: Thời hạn cho vay chủ yếu với các DNNQD là ngắn và trung hạn, cho vay dài hạn là rất ít hoặc không có. Hình thức cho vay chính là cho vay theo món hoặc cho vay theo hạn mức, các hình thức cho vay khác như: Cho vay luân chuyển, thấu chi…không được triển khai.

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNQD nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế trong huyện. Vốn đầu tư chưa phát huy hiệu quả kinh tế, cho vay vẫn mang tính dàn trải, chưa bám sát vào dự án và nhu cầu vốn của DNNQD

Trong khi số lượng các DNNQD hoạt động trên địa bàn liên tục tăng lên, ngân hàng vẫn chưa năng động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn, chưa phát huy lợi thế hoạt động lâu năm, nắm rõ địa bàn của mình.

2.3.2.2. Nguyên nhân

2.3.2.2.1. Từ phía NHNo&PTNT Mỹ Hào

 Ngân hàng chưa chủ động xây dựng chính sách tín dụng: Là một ngân hàng thương mại nhà nước chưa cổ phần, hoạt động của NHNo&PTNT Mỹ Hào luôn phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch mà NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên và NHNo&PTNT Việt Nam đã định hướng và áp đặt xuống. Sự chủ động trong vấn đề lập kế hoạch hoạt động, những điều chỉnh cơ chế chính sách có nhiều hạn chế, khoảng thời gian chờ đợi cấp trên phê duyệt là rất lâu mất đi sự chủ động trong hoạt động của chi nhánh. Hoạt động trên địa bàn có nhiều lợi thế,

định hướng mở rộng tín dụng với các DNNQD, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã rõ ràng nhưng NHNo&PTNT Mỹ Hào vẫn chưa thực sự có phương án để thực hiện định hướng phát triển quan trọng này.

 Lãi suất cho vay hiện đang áp dụng tại NHNo&PTNT Mỹ Hào cao hơn hẳn so với các ngân hàng thương mại cùng đang hoạt động trên địa bàn: Hiện nay mức lãi suất cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Mỹ Hào là 1,03% trong khi Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng hoạt động trên địa bàn huyện Mỹ Hào chỉ áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,85%. Đây là một cản trở lớn cho việc gia tăng dư nợ của ngân hàng

 Ngân hàng còn dè dặt trong khi cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Khi các DNNQD có yêu cầu cấp tín dụng, ngân hàng quá chú trọng đến tài sản đảm bảo, trong khi trong hoạt động ngân hàng hiện nay tính khả thi của dự án, tín khả thi của phương án kinh doanh mới là căn cứ hàng đầu để xem xét khi cấp tín dụng. Các khoản vay lớn vượt thẩm quyền ngân hàng phải trình lên ngân hàng cấp trên thẩm định làm thời gian chờ đợi kéo dài gây khó chịu cho khách hàng. Không ít những khách hàng bị ngân hàng từ chối cho vay do sự quá cầu toàn trong chế độ kế toán doanh nghiệp, minh bạch trong báo cáo tài chính…

 Chưa chủ động đi tìm khách hàng và lựa chọn dự án để tài trợ: Đây là một hạn chế rất lớn thể hiện sức ỳ trong tư duy của người làm tín dụng, sự kém năng động của ngân hàng khi cơ chế thị trường đã có nhiều thay đổi.

 Hoạt động Marketting chỉ hướng sự tập trung vào một vài hoạt động như huy động vốn, mở tài khoản thẻ, dịch vụ chuyển tiền . Các hoạt động Marketting nhằm mở rộng hoạt động tín dụng thì không hề được triển khai. Ngân hàng không có chuyên viên riêng thực hiện hoạt động này trong khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động Marketting tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh, trở thành khâu quan trọng trong hoạt động của bất kỳ tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nào.

 Trình độ cán bộ tuy đã được đào tạo tập huấn song thực tế còn nhiều bất cập, cán bộ tín dụng còn hạn chế về kiến thức thị trường, kiến thức về pháp luật

và kiến thức về khả năng phân tích những dự án kinh tế lớn. Việc sắp xếp bố trí cán bộ còn thiếu so với yêu cầu chung. Một số cán bộ thực hiện chưa tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chưa chấp hành đúng quy trình (thẩm định sơ sài, cho vay chưa nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính khách hàng; thiếu kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra chưa kịp thời hoặc kiểm tra có tính chất chiếu lệ, hình thức). Một số cán bộ tín dụng chưa thực sự hết trách nhiệm với công việc, ngại làm thủ tục cho những món vay có tài sản đảm bảo giá trị cao, chưa đầy đủ kiến thức thẩm định, đánh giá khách hàng, dẫn đến phiền hà, tiêu cực trong giao dịch với khách hàng.

2.3.2.2.2. Từ phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp và chính vốn tự có ban đầu hạn hẹp là một lý do khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn của ngân hàng. Vốn tự có tham gia theo quy định của ngân hàng cũng là một trong những yếu tố mà nhiều DNNQD quy mô nhỏ gặp phải, đa số doanh nghiệp trên địa bàn lại có quy mô nhỏ và mới thành lập, những doanh nghiệp mới thành lập thường rất khó khăn trong việc chứng minh đầy đủ vốn tham gia dự án. Vì vậy, khó khăn cho ngân hàng trong việc ra quyết định cung cấp tín dụng.

 Phương án sản xuất kinh doanh hay dự án của các doanh nghiệp trình bày thường chưa rõ ràng, thiếu chi tiết, không toát lên được tính khả thi. Phần lớn những DNNQD trên địa bàn chưa có khả năng xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, quản lý doanh nghiệp chưa khoa học do đó có những dự án khả thi nhưng việc xây dựng phương án lại không phù hợp. Khi phương án sản xuất hay dự án được xem là không khả thi nghĩa là có thể gặp rủi ro cao trong thanh toán nợ trong tương lai, những món vay này dù có tài sản đảm bảo lớn cũng khó có thể được chấp nhận cho vay.

 Chế độ kế toán hiện đang áp dụng tại các DNNQD trên địa bàn còn chưa đầy đủ theo pháp lệnh kế toán thống kê, phần lớn các doanh nghiệp chưa lập đầy đủ các báo cáo tài chính. Thêm vào đó trình độ kế toán doanh nghiệp còn non trẻ, việc hạch toán lộn xộn, không rõ ràng gây khó khăn cho việc theo dõi của nhân viên tín dụng.

 Thời gian gần đây, một vài DNNQD chây ỳ, cố tình không trả nợ gốc và lãi cho NHNo&PTNT Mỹ Hào khi đến hạn, gây tâm lý lo ngại khi cho vay DNNQD cho các cán bộ tín. Một vài doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. Rủi ro liên tục xảy ra làm giảm chất lượng tín dụng, ngân hàng e dè trong việc cấp tín dụng cho các DNNQD.

2.3.2.2.3. Các yếu tố khác

 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, các văn bản pháp lý và các văn bản hướng dẫn thay đổi liên tục gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp.

 Môi trường kinh tế xã hội vài năm gần đây có nhiều biến động, chỉ số giá cả tăng cao, biến động lớn về giá vàng, các loại bệnh dịch như cúm gà, lở mồm long móng…đặc biệt, sự kiện nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh, sức sản xuất, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mặc dù NHNo&PTNT Mỹ Hào đã có đệ trình thay đổi lãi suất cho vay lên NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên từ lâu nhưng qua một thời gian dài mà vẫn chưa được sự phê duyệt của tỉnh, gây bất lợi cho ngân hàng trong việc thu hút khách hàng.

 NHNo&PTNT Mỹ Hào hoạt động trên địa bàn có tới 5 ngân hàng thương mại, 3 ngân hàng cổ phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, và quỹ tín dụng nhân dân trung ương hoạt động tạo sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng, nhất là lĩnh vực lãi suất tiền gửi, tiền vay và dịch vụ ngân hàng. Đây là khó khăn, thách thức lớn của NHNo&PTNT Mỹ Hào.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỸ HÀO (Trang 26 - 31)