THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO và PTNT HÀ NỘI (Trang 28 - 48)

NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

Như đã đề cập ở phần trước, trong chiến lược hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội hiện nay, công tác huy vốn được quan tâm nhiều nhất.

Thứ nhất do pháp lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc các ngân hàng trong hệ thống NHNo được phép thực hiện việc điều chuyển vốn thừa, để thu phí trên nguồn vốn thừa này. Vì vậy đã tạo ra một nét đặc trưng riêng cũng như thuận lợi cho các ngân hàng thuộc hệ thống NHNo: kết hợp giữa kinh doanh nguồn vốn với đầu tư tín dụng.

Thứ hai, do trọng trách của NHNo&PTNT Hà Nội được coi là “Hồ điều hoà vốn”, phối hợp với NHNo&PTNT thành phố Hồ Chí Minh trong việc điều hoà vốn cho hai thành phố lớn nhất của cả nước.

Thứ ba, tình hình kinh tế xã hội, tính cạnh tranh gay gắt quyết liệt giữa các ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàngvới các tổ chức khác cũng có các dịch vụ tương tự như dịch vụ của ngân hàng, nên trong những năm gần đây việc tìm “đầu ra” cho nguồn vốn huy động là khó khăn chung đối với cả hệ thống ngân hàng.

Đứng trước yêu cầu và tình hình thực tế trên NHNo&PTNT Hà Nội luôn cố gắng xây dựng đường lối chính sách, đưa ra phương hướng hoạt động , từ đó mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn.

2.3.1 Kết quả công tác huy động vốn giai đoạn 1999-2001.

Trong3 từ năm 1999-2001 tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hà Nội đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn đạt 4256 tỷ đồng tăng 109% so với năm 1999 và tăng 27,3% so với năm 2000. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay NHNo&PTNT Hà Nội trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh

NHNo&PTNT Việt Nam, một tổ chức tín dụng vững mạnh và có uy tín trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tổng nguồn vốn huy động

Tổng nguồn năm 1999 là 2035 tỷ đồng, năm 2000 là 3345 tỷ đồng, năm 2001 là 4256 tỷ đồng. Số liệu này cho ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng tương đối nhanh và đều đặn qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì tổng nguồn vốn năm 2000 tăng gấp 1,7 lần (tương đương với 164%), tăng tuyệt đối là 1310 tỷ đồng, năm 2001 tăng gấp hơn hai lần (tương đương với 209%), tăng tuyệt đối là 2491 tỷ đồng. Nếu lấy năm sau so sánh năm trước ta thấy nguồn vốn huy động năm 2000 so với năm 1999 tăng 164%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 127%.

Bảng1: Tình hình nguồn vốn của Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng vốn huy động 2035 3345 4256 Tốc độ phát triển định gốc 100% 164% 209% Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 164% 127%

Cơ cấu nguồn vốn.

Có thể khẳng định ngân hàng có một cơ cấu vốn hết sức ổn định, vì số liệu thực tế cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động lớn nhất là vốn huy động từ các tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ phiếu, đặc biệt nguồn vốn này ngày càng tăng với tốc độ nhanh và ổn định.

Bảng2: Bảng tỷ trọng kết cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội Đơn vị: % Năm 1999 2000 2001

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn huy động 100 100 100 Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế 8,4 30,55 34,16 Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng 57,7 30,97 23,97 Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư 33,9 38,48 41,87

Qua số liệu ở bảng 2, nếu lấy tổng nguồn vốn huy động làm gốc so sánh, ta thấy nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư trong 3 năm luôn chiếm một tỷ trọng cao ngoại trừ năm 1999 do tình hình nền kinh tế lâm vào tình trạng giảm phát, chính phủ phải sử dụng biện pháp “kích cầu” một mặt để khuyến khích tiêu dùng trong dân cư, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế tiến hành đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh bằng cách hạ lãi suất huy động và lãi cho vay nên kết quả là tiền gửi của dân chúng giảm sút (chiếm tỷ trọng 33,9%) thay vào đó là tiền gửi của các Tổ chức tín dụng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng 57,7% tổng nguồn huy động. Sang đến năm 2000, 2001 tình hình huy động vốn đã thay đổi hẳn. Vốn huy động từ dân cư đã chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể năm 2000 chiếm 38,48%, năm 2001 chiếm 41,87%. Với kết quả trên đã chứng minh trong chiến lược huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội, việc tăng cường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư có vai trò rất quan trọng. Bởi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tính ổn định được đánh giá rất cao. Ngoài ra sự gia tăng nguồn vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân đã tăng, và NHNo&PTNT Hà Nội ngày càng chiếm được lòng tin của dân chúng; nếu dân chúng không tin tưởng thì ngân hàng sẽ không huy động được cho dù lãi suất có cao đến mấy.

Ngoài sự gia tăng về nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư, nhìn vào bảng 2 ta nhận thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng rất nhanh. Nếu năm 1999, nguồn vốn này chỉ chiếm có 8,4% trong tổng nguồn vốn thì sang năm 2000, 2001 lần lượt là 30,55% và 34,16%. Sự gia tăng nhanh chóng này là do ngân hàng vừa biết mở rộng màng lưới vừa quan tâm thu hút những khách hàng lớn; vì vậy trong năm 2001 ngân hàng đã vận động thu hút

thêm một số doanh nghiệp mới: Công ty công viên nước Hồ Tây, Công ty kinh doanh nước sạch Hồ Tây...

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận lại về sự tăng trưởng của nguồn vốn. Có thể khẳng định, qua các năm nguồn vốn tuy tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc. Vì thực tế, trong tổng nguồn vốn nội tệ huy động, nguồn huy động từ các tổ chức tín dụng (NHTMCP quốc tế, NHCP kỹ thương, NHCP Nhà) và khách hàng lớn (quỹ hỗ trợ , kho bạc, công ty bia Hà Nội…) luôn chiếm một tỷ lệ cao gần 50% tổng nguồn vốn huy động (năm 1999 là 57,7%; năm 2000 là 30,79%; năm 2001 là 23,97%); Mặt khác,vốn của các tổ chức tín dụng thường có thời hạn ngắn, lãi suất lại cao nên khi các tổ chức tín dụng này này mất cân đối nguồn vốn sẽ kéo theo sự mất cân đối của ngân hàng. Hơn nữa, trong bối cảnh tính cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội ngày càng trở nên quyết liệt, các ngân hàng đầu tư liên tục nâng lãi suất huy động để thu hút vốn nên kết quả hoạt động kinh doanh nguồn vốn cũng ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, NHNo&PTNT Hà Nội phải giảm tỷ trọng tiền gửi của các Tổ chức tín dụng.

2.3.2. Màng lưới huy động vốn.

Một trong những giải pháp đầu tiên để một ngân hàng tiến hành huy động được nguồn vốn là việc mở rộng màng lưới huy động. NHNo&PTNT Hà Nội là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước. Nơi đây có trụ sở chính của NHNN Việt Nam, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, 6 ngân hàng thương mại cổ phần, 12 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các sở giao dịch, ngân hàng liên doanh, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính, ngân hàng người nghèo; gắn liền với nó là mạng lưới đông đảo các chi nhánh của ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng nhân dân trung ương của thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy để huy động được vốn NHNo&PTNT Hà Nội phải không ngừng mở rộng màng lưới.

Đến năm 2001, ngân hàng có một mạng lưới hoạt động gồm 01 ngân hàng cấp 1, 07 ngân hàng quận, 01 ngân hàng khu vực cùng với 20 phòng giao dịch. Dự kiến năm 2002 sẽ khai trương ngân hàng khu vực Chương Dương, 02 chi nhánh cấp 2 loại 5 và mở thêm 15 phòng giao dịch. Phấn đấu đến hết năm 2002 toàn chi nhánh sẽ có 35 phòng giao dịch. Đây là ưu thế tạo lập thị trường vững chắc giúp NHNo&PTNT Hà Nội tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động.

2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội.

Nhìn vào bảng tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT Hà Nội ta thấy nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm 1999, 2000, 2001 chỉ có nguồn vốn huy động. Với số liệu này cho thấy trong 3 năm ngân hàng đã đạt được một quy mô vốn vững chắc, chênh lệch giữa các năm không quá lớn, không gây mất cân đối, ổn định trong kinh doanh. Nếu chỉ so sánh trong hai năm 2000, 2001 thì:

Tổng nguồn vốn năm 2001 tăng 27,3% so với năm 2000. Trong đó:

Tiền gửi tiết kiệm: 640 tỷ VND chiếm 15%, tăng 78,8% so với năm 2000.

Tiền gửi kỳ phiếu: 1141 tỷ VND chiếm 26,8%, tăng 22,7% so với năm 2000.

Tiền gửi TCKT: 761 tỷ VND chiếm 17,9%, tăng 23,3% so với năm 2000.

Tiền gửi TCTD: 1.453 tỷ VND chiếm 34,1%, tăng 42,5% so vói năm 2000.

Tiền gửi kho bạc: 161 tỷ VND chiếm 3,8 %, giảm 60% so với năm 2000.

Tiền gửi TC khác: 100 tỷ VND, chiếm 2,3%, tăng 12,5% so với năm 2000.

Các nguồn khác: vốn uỷ thác - hộ nghèo: 2,2 tỷVND. vốn EC :0,9 tỷ VND.

Tình hình huy động vốn qua việc sử dụng các công cụ huy động.

Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội.

Như chúng ta đã biết, đặc điểm của tiền gửi loại này là nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải vì mục tiêu hưởng lãi. Do vậy trong tất cả các loại nguồn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Trên địa bàn hoạt động rộng lớn và sầm uất như Hà Nội, một môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời với lợi thế riêng của mình trong lĩnh vực thanh toán, chất lượng phục vụ, khả năng tiếp thị NHNo&PTNT Hà Nội đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này. Kết quả là đến nay ngân hàng đã có các hình thức để huy động loại tiền gửi tiền gửi này như sau:

Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán).

Tiền gửi có kỳ ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng). Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm.

Trong 3 năm, ta thấy nguồn này có xu hướng giảm dần. Cụ thể nếu như năm 1999 tiền gửi loại này là 1176 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thì sang đến năm 2000 nó chỉ còn 1036 tỷ đồng chiếm 30,97% tổng nguồn (giảm 140 tỷ hay 11,9% so với năm 1999); đặc biệt năm 2001 nó chỉ chiếm tỷ trọng 23,97% tổng nguồn vốn( so với năm 1999 giảm 156 tỷ đồng tương ứng là 13,2%).

Nguồn này có vai trò rất quan trọng tuy nhiên nó lại có sự giảm sút. Nguyên nhân: Từ năm 1999 trở về trước, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ xảy ra với mức độ hết sức nghiêm trọng bắt đầu ở Thái Lan sau đó lan ra cả khu vực Đông Nam á, ảnh hưởng không chỉ nền kinh tế của cả khu vực mà còn lan sang cả các khu vực khác. Với môi trường hoạt động

kinh doanh như vậy, tất yếu công việc sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế sẽ bị giảm sút. Ví dụ điển hình là các tập đoàn sản xuất lớn nhất ở Hàn Quốc đều phải tuyên bố phá sản như: Daewoo, Huyndai... Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này(sản phẩm của ta xuất khẩu vào khu vực Đông Nam á chiếm tới 70%). Các doanh nghiệp của ta vốn sức cạnh tranh rất kém, không ít doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Thêm vào đó, từ năm 1999 trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng thiểu phát nghiêm trọng: theo tổng cục thống kê, mặc dù giá lương thực tăng khá, nhưng giá tiêu dùng tháng 11 chỉ tăng 0,4% so với tháng 10 năm 1999; trong 10 nhóm hàng hoá, dịch vụ được thống kê, có đến 4 nhóm giảm giá, một nhóm không tăng, không giảm 4 nhóm tăng nhưng mức tăng không đáng kể (từ 0,1-0,3%), riêng giá lương thực tăng1,7%; đối với vùng bị lũ lụt, giá lương thực có tăng khá cao nhưng không đột biến; nếu so với tháng 10, giá vàng tháng 11 tăng 3,6%, nhưnhg tính chung trong tháng11 vẫn giảm1,1%. Giá USD trong tháng không tăng không giảm và tính chung 11tháng chỉ tăng 1%. Có thể nói tính chung 11 tháng lạm phát vẫn còn ở mức âm 0,4%, trong đó giá lương thực vẫn giảm tới 9%; các nhóm hàng hoá, dịch vụ tăng thấp (từ 0,4-3,2%). Do đó, kéo theo nhu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế cũng giảm sút, họ thừa vốn tạm thời và thường thì gửi tiền dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi hoặc rút ra để tiến hành đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề khác.

Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm.

Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng tăng. Đời sống tăng cũng đồng nghĩa với thu nhập tăng và đây chính là gốc rễ của tiết kiệm hay tích luỹ cho các nhu cầu trong tương lai. Hình thức tiền gửi tiết kiệm đáp ứng được nguyện vọng này đồng thời mang lại cho người dân lợi ích hưởng lãi nên từ khi xuất hiện đến nay, hình thức này đã trở nên quen thuộc đối với quần chúng nhân dân và đối với nước ta nó ngày càng có xu hướng tăng. Sự biến động của nguồn tiền này phụ thuộc vào cơ cấu

kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tâm lý thói quen. Song đặc tính của nguồn này là tính kỳ hạn, ổn định do đó đây là nguồn đòi hỏi chi phí huy động khá cao. Điều này buộc ngân hàng phải căn cứ vào tình hình sử dụng vốn mà có các biện pháp huy động tiền gửi tiết kiệm với các chính sách huy động và thời hạn huy động khác nhau. NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng huy động tối đa nguồn tiền này. Thực tế qua số liệu 3 năm 1999, 2000, 2001 nguồn tiền này tăng nhanh chóng. NHNo&PTNT Hà Nội hiện tại có các hình thức huy động tiết kiệm của dân cư thông qua các bảng sau:

Huy động cả VND và USD Tiết kiệm không kỳ hạn .

Tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 2tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng.

Số liệu các bảng sẽ chứng minh phần nào về sự thành công của NHNo&PTNT trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đồng thời cho thấy tín dụng của ngân hàng đã đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển nền kinh tế thủ đô vì khi thu nhập dân chúng tăng lên thì họ mới có nhu cầu tích luỹ hay sử dụng đến hình thức gửi tiết kiệm.

Xét về quy mô thì tiền gửi tiết kiệm qua các năm 1999, 2000, 2001 ngày càng tăng. Năm 1999 là 264 tỷ đồng chiếm một tỷ trọng nhỏ 13% trong tổng nguồn huy động, sang các năm 2000, 2001 đã tăng lần lượt là 357 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,67%( tăng so với năm 1999 là 93 tỷ đồng); và 640 tỷ đồng chiếm tỷ trọng15,03% tăng gấp hơn hai lần(2,4 lần hay 376 tỷ đồng) so với năm 1999.

Nếu so các năm với nhau thì năm 2000 tăng 35,22% so với năm 1999; năm 2001 tăng 79,27% so với năm 2000.

Xét về cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Bảng 6a. Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm phân chia theo thời gian tại NHNo&PTNT Hà Nội

Tiền gửi

tiết kiệm Số tiền(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

I.Tiền gửi không

kỳ hạn 12 4,5 14 3,92 38 5,93

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO và PTNT HÀ NỘI (Trang 28 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w