Bảng 29: Dự tính kết quả kinh doanh
Năm 0 1 2 3 4 5 A. Đầu tư -76720 A1. Vốn cố định -53669,5 A2. Vốn lưu động -23050,6 B. Doanh thu 151102,56 151102,56 151102,56 151102,56 151102,56 C. Chi phí 115253 115253 115253 115253 115253 C1. Chi phí hoạt động chưa KH 111071,27 111071,27 111071,27 111071,27 111071,27 C2. Khấu hao 4181,73 4181,73 4181,73 4181,73 4181,73 D. Thu hồi vốn lưu động E. Lợi nhuận trước thuế =B–C +D 35849,56 35849,56 35849,56 35849,56 35849,56 F. Thuế =E*0.25 8962,39 8962,39 8962,39 8962,39 8962,39
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả G. Lợi nhuận sau thuế = E- F 26887,17 26887,17 26887,17 26887,17 26887,17 H. Cộng lại KH = C2 4181,73 4181,73 4181,73 4181,73 4181,73 I. CFAT dự án = G+H -76720 31068,9 31068,9 31068,9 31068,9 31068,9 K. Hệ số chiết khấu lãi 1 0,8772 0,7695 0,6750 0,5921 0,5194 L. CFAT chiết khấu =I*K -76720 27253,63 23907,51 20971,5 18395,89 16137,18 CFAT lũy kế -76720 -49466,37 -25558,86 -4587,36 13808,53 29945,71 NPV = 29945,71 > 0 → dự án khả thi. IRR = 18%
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả
PHẦN VIII : VỆ SINH NHÀ MÁY, AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
I. Vệ sinh nhà máy : 1. Mục đích :
Trong nhà máy thực phẩm nói chung, nhà máy đồ hộp rau quả nói riêng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vì, vệ sinh nhà máy ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng và có thể tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất của nhà máy. Đồng thời, vệ sinh nhà máy cũng tác động tới môi trường khu vực cũng như môi trường lao động của cán bộ, công nhân trong nhà máy.
2. Các vấn đề cụ thể về vệ sinh nhà máy : 2.1. Cấp thoát nước :
Trong nhà máy đồ hộp rau quả, hầu hết các công đoạn sản xuất đều sử dụng nước. Do đó, việc cấp nước sạch, đủ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm đồng thời việc thoát nước thải nhanh chóng là rất cần thiết cho việc đảm bảo vệ sinh nhà máy.
Lượng nước thải của nhà máy đồ hộp rau quả rất lớn và cần được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
2.2. Thông gió, chiếu sáng cho nhà máy :
Trong phân xưởng sản xuất cần bố trí các cửa sổ thông gió, chiếu sáng tự nhiên một cách hợp lý để tạo không khí trong lành, dễ chiu, đồng thời ngăn các thiết bị tỏa nhiệt, hơi nóng khi làm việc thành các khu riêng để tránh hơi nóng và khí bụi ảnh hưởng tới công nhân làm việc trong phân xưởng.
2.3. Vệ sinh nguyên liệu :
Trước khi đưa vào chế biến, nguyên liệu cần được vệ sinh sach sẽ và cẩn thận. Công nhân tiếp xúc với nguyên liệu cần phải mang quần áo bảo hộ, cố gắng tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu đã qua xử lý sơ bộ. Đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt biểu đồ làm việc của dây chuyền sản xuất để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật từ bên ngoài.
2.4.Vệ sinh nhà xưởng :
Sau ca làm việc và trước khi bắt đầu ca mới, nhà xưởng và các thiết bị máy móc cần được vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận để tạo môi trường sản xuất sạch sẽ, không ô nhiễm, tránh ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Các thiết bị cần được vệ sinh bằng các chất tẩy rửa và khử trùng thích hợp. Đối với tường và trần nhà
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả
không để các chất bẩn bám vào, các đường ống dẫn nước , hơi cần được vệ sinh định kỳ để tránh ứ đọng gây ô nhiễm.
2.5. Vệ sinh công nhân :
Công nhân làm việc trong nhà máy phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm và phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong khi làm việc, công nhân phải giữ vệ sinh thân thể và phải mặc quần áo lao động. Sau mỗi ca làm việc, công nhân cần phải giặt giũ quần áo, rửa tay chân và tránh đi ra ngoài trong khi làm việc. Công nhân cần phải tự giác làm tốt vệ sinh cá nhân trước và sau mỗi ca làm việc và tuân thủ kỷ luật của nhà máy.
II. An toàn lao động :
Hiện nay, an toàn lao động là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong sản xuất công nghiệp. Ở nước ta, vấn đề an toàn lao động chưa được chú ý đúng mức dẫn đến vẫn xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng công nhân, do đó khi thiết kế sản xuất phải chú ý sắp xếp thiết bị, bố trí đường ống vừa đảm bảo quy trình sản xuất nhưng cũng đảm bảo an toàn lao động, đồng thời tránh được những nguy hiểm cho công nhân.
1. Các nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nhà máy thực phẩm :
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao động trong nhà máy thực phẩm : - Vận hành thiết bị không đúng, thiết bị không có trang bị bảo hộ
- Sự cố về lắp đặt máy móc trong phân xưởng - Công nhân không nắm vững chuyên môn - Bốc dỡ hàng hóa không đúng kỹ thuật
Để không xảy ra tai nạn lao động, công nhân phải được phổ biến các quy định về an toàn lao động trong vận hành của tất cả các thiết bị, máy móc. Ngoài ra, công nhân cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
2. Các vấn đề cụ thể về an toàn lao động : 2.1. An toàn về không khí :
Cần tạo không khí làm việc thoáng mát, trong lành cho công nhân bằng việc lắp đặt các hệ thống thông gió để hạn chế bức xạ nhiệt và các hơi nóng của thiết bị vì không khí trong nhà máy ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công nhân. Về mùa đông cần đảm bảo đủ ấm cho công nhân trong khu vực sản xuất.
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả
2.2. An toàn về bụi và khí độc :
Trong nhà máy thực phẩm, bụi và khí độc thường phát sinh trong quá trình làm việc. Ở nồng độ nhất định, lượng bụi và khí độc này có thể gây nguy hiểm cho công nhân. Do đó, để đảm bảo an toàn lao động cần chống bụi và khí độc bằng cách : các thiết bị cần được che đậy, các khu vực sản sinh ra nhiều bụi và khí độc cần được để ở cuối hướng gió chủ đạo. Ngoài ra, nhà máy cần trồng nhiều cây xanh để tạo không khí trong lành.
2.3. An toàn về điện :
Vấn đề an toàn điện là vấn đề quan trọng trong công nghiệp. Các sự cố về điện thường gây nguy hiểm tới tính mạng con người và ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất. Do đó, ta cần phải có các biện pháp để giảm các sự cố về điện như là :
- hạn chế dùng điện quá tải
- kiểm tra dây dẫn thường xuyên để đề phòng dây bị đứt, hở. - các cầu dao phải có lớp bảo vệ, các mô tơ điện nên chọn loại kín.
2.4. An toàn về thiết bị, máy móc :
Các thiết bị sử dụng nhiệt trong nhà máy chế biến rau quả như : nồi thanh trùng, nồi 2 vỏ, nồi cô đặc là những thiết bị cần đặc biệt chú ý khi thao tác. Người vận hành phải luôn luôn kiểm tra các thông số kỹ thuật như : áp suất, nhiệt độ, các đường ống dẫn hơi, nước nóng các van an toàn trước khi vận hành. Ngoài ra, các thiết bị khác trong nhà máy cũng cần có tấm che đậy các bộ phận có thể gây nguy hiểm như : bánh răng, xích, dây đai truyền động….
2.5. An toàn về chống ồn, chống rung :
Trong khi làm việc, các thiết bị thường rung và gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe, thần kinh của công nhân. Do đó, khi lắp đặt thiết bị cần chú ý hạn chế tối đa sự rung và tiếng ồn phát ra. Nếu có điều kiện thì lắp thêm các bộ phận chống rung, chống ồn trong phân xưởng.
2.6. An toàn về chiếu sáng :
Kết hợp hài hòa giữa chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo để tạo ra độ sáng thích hợp với trạng thái sinh lý mỗi người, tránh trường hợp quá sáng hay quá tối đều dễ dẫn đến sự suy giảm thị lực của công nhân. Bố trí, trang bị đầy đủ và thích hợp các hệ thống chiếu sáng nhân tạo cùng hệ thống các cửa sổ.
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả
III. Phòng chống cháy nổ :
Cháy nổ trong các nhà máy thường do những nguyên nhân sau : - Tác dụng trực tiếp của ngọn lửa khi gần những vật dễ cháy. - Do hệ thống điện bị đoản mạch
- Do nồng độ bụi ở khu vực đó quá cao Để hạn chế hỏa hoạn xảy ra cần chú ý : - Để các đồ dầu, mỡ, xăng xa nguồn nhiệt
- Không hút thuốc, không mang đồ dễ cháy nổ vào khu vực sản xuất - Thường xuyên làm vệ sinh bụi trong nhà xưởng
- Luôn luôn chú ý đến các thông số sử dụng điện và hệ thống điện trong nhà máy để khắc phục kịp thời.
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả
KẾT LUẬN
Nước ta là một nước công nghiệp đang phát triển, để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển đồng thời cũng là thúc đẩy nền kinh tế của đất nước, việc phát triển, đầu tư, hiện đại hóa ngành nông nghiệp là hết sức cần thiết và trong đó có việc đầu tư cho sản xuất chế biến rau quả. Trên cơ sở đó, em đã được giao nhiệm vụ thiết kế nhà máy rau quả trên cơ sở lý luận:
Nguồn nguyên liệu: xác định tính chất thời vụ của nguồn nguyên liệu, sau đó đưa ra những phân tích đánh giá để sử dụng nguồn nguyên liệu hợp lý nhất, tránh tình trạng gây lãng phí nguyên liệu khi mùa vụ nở rộ.
Công nghệ: đối với mỗi loại nguyên liệu đều có những cách chế biến khác nhau nhưng phải đảm bảo: Giữ được hương vị đặc trưng của nguyên liệu, tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với thiết bị dùng cho sản xuất, phải chọn dây chuyền phù hợp để tạo ra năng suất cao nhất đồng thời hạ được giá thành sản phẩm, vốn đầu tư ban đầu cho thiết bị là ít nhất.
Do tính chất thời vụ, đặc điểm thích nghi với địa hình của từng loại nguyên liệu, vì vậy việc chọn địa điểm xây dựng là rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động liên tục của nhà máy.
Dựa vào những phân tích và nhận định ở trên, nhà máy chế biến rau quả được em đặt tại khu công nghiệp Nam Sách, Hải Dương. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, công nghệ phù hợp, giao thông thuận tiện, em rất tin vào sự khả thi của nhà máy.
Thiết kế nhà máy chế biến rau quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tiếp, Kỹ thuật sản xuất đồ hộp, rau quả
2. Qúach Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa, Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả, Nhà xuất bản KHKT, 1996
3. PGS Hà Văn Thuyết, Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm
4. Cơ sở thiết kế nhà máy đồ hộp thực phẩm, Trường Đại học công nghiệp nhẹ, 1970
5. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất 6. www.google.com.vn