Chi nhánh cần xác định chính sách khách hàng trên cơ sở xem xét tốt nhất các vấn đề sau, coi trọng tổ chức công tác nghiên cứu khách hàng hiện tại trong tương lai: cụ thể là:
- Quan tâm và giữ được khách hàng lớn hiện đang vay vốn tại chi nhánh như các tổng công ty 90, 91; tổng công ty dầu khí VN; Tổng công ty bưu chính viễn thông VN.. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi khách hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, làm ăn có hiệu quả trên cơ sở giao chỉ tiêu dư nợ cho cán bộ tín dụng theo nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả kinh tế cao. Lựa chọn những khách hàng và những doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và khả năng của chi nhánh.
- Thường xuyên đánh giá và phân loại lựa chọn khách hàng tốt để áp dụng chính sách biện pháp phù hợp. Cho vay tương xứng với khả năng tài chính, khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lập hồ sơ theo dõi khách hàng thường xuyên để đưa ra những dự báo cần thiết và đặc biệt là cần triển khai gấp các thị trường về khách hàng
- Cần quán triệt chiến lược khách hàng trong toàn bộ cán bộ, công nhân viên ngân hàng
- Thường xuyên coi trọng đến tổ chức tốt các hội thảo , hội nghị khách hàng
- Trang bị kiến thức Marketting cho cán bộ, đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, qua báo chí, qua các tổ chức đoàn thể ..
Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa ngân hàng và khách hàng, giúp chi nhánh nắm bắt được tâm lí của khách hàng khi vay vốn để có những biện pháp thích ứng kịp thời, đồng thời phát hiện những khó khăn trong hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng để tìm giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ, nhằm hạn chế những rủi ro không lường trước được.
4.8.Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát.
Công việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng phải được thực hiện thường xuyên kịp thời và trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác quản trị điều hành. Chi nhánh cần hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng.
soát hoạt động tín dụng không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có khả năng tổng hợp, phân tích và đánh giá nội dung các khâu, mà chỉ ra được những sai sót và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt quan tâm đến khâu kiểm soát trước khi cho vay.
+ Thực hiện phân cấp thẩm quyền phê duyệt đối với các khoản vay, đối với những khách hàng vay lần đầu thì thẩm định tín dụng phải có mặt cán bộ phòng và cán bộ kiểm soát.
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tất cả các khoản vay của khách hàng, theo dõi tốc độ trả nợ, tốc độ gia tăng khoản nợ báo với các phòng chức năng để có biện pháp đối ứng thích hợp.
5.KIẾN NGHỊ