Những phát hiện từ việc phân tích thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của tỷ gia hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thiết bị phòng thí nghiệm ESCO từ thị trường Singapo (lấy ví dụ Công ty cổ phần dịch vụ khoa học kỹ thuật ASIMCO) (Trang 26)

Qua việc phân tích dữ liệu thứ cấp ta nhận thấy:

+ Trong thời gian qua, NHNN đã áp dụng chính sách tỷ giá ngắn với duy nhất đồng USD mang lại sự ổn định danh nghĩa trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên sự thay đổi giá trị thực của đồng tiền cuối cùng cũng sẽ được điều chỉnh. Trong xu hướng USD lên giá mạnh và được dự báo sẽ tiếp tục lên giá mạnh hơn trên thị trường quốc tế. Đông đảo chuyên gia ngân hàng dự báo rằng, mặc dù với diễn biến được dự báo nói trên nhưng tỷ giá VND/USD vẫn ổn định, có chăng chỉ là tăng nhẹ. Có các nguyên nhân chính sau:

Trong những năm gần đây tỷ giá VND/USD biến động không nhiều.

Quan hệ thương mại giữa Việt nam và Mỹ tiếp tục diễn biến thuận lợi cho nền kinh tế Việt nam.

Nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia dồi dào, nguồn vốn USD của các ngân hàng thương mại phong phú.

+ Nước ta duy trì một chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Cơ chế này đã bộc lộ rõ sự thụ động, chậm đổi mới cơ chế để phù hợp với phát triển kinh tế từng thời kỳ. Chính sách tỷ giá giúp duy trì ổn định tỷ giá nhưng gây ra một số hậu quả sau:

Tỷ giá thay đổi chậm hơn so với biến động của lạm phát. VND tại nhiều thời điểm lại đánh giá quá cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh hàng hoá Việt Nam. Việc điều hành tỷ giá đến NHNN trong thời gian qua thường không theo kịp với biến động của thị trường và có độ trễ nhất định, tỷ giá chưa thực sự được xác định theo quan hệ cung - cầu thị trường, VND thường xuyên bị đánh giá cao hơn so với USD và các đồng tiền khác.

+ Việc công bố tỷ giá VND/USD của NHNN trên thị trường ngoại hối là độc lập với USD so với các đồng tiền khác. Vì vậy khi USD lên giá hay giảm giá đều không ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD. Điều này khiến cho thị trường thiên về sự dụng nhiều USD mà bỏ quan sự quan tâm đến yếu tố rủi ro hối đoái.

+ Thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.

Thị trường chính thức qua các điểm giao dịch của hệ thống ngân hàng, cửa hàng vàng bạc của các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng tỷ giá giao dịch của hai thị trường luôn chênh lệch quá nhiều. Tỷ giá trên thị trường ngân hàng luôn thấp hơn tỷ giá tự do. Chính vì thế mà hầu hết người có ngoại tệ, những người nước ngoài về đều ra điểm “chợ đen” giao dịch. Ngược lại nếu mua ngoại tệ hay vàng, người ta lại đến ngân hàng để được giá rẻ hơn chợ đen. Có ý kiến cho rằng nên cấm các hoạt động của thị trường ngoại tệ của chợ đen vì hiện tượng này đang phát triển mạnh, còn tồn tại nhiều điểm mua bán ngoại tệ tự do, tràn lan. Tình trạng này đang gây thiệt thòi cho nhà nước, tạo sự lộn xộn, bất ổn trên thị trường ngoại tệ. Một thực tế hiện nay là bên cạnh những bản tệ, ngoại tệ vẫn được lưu hành rộng rãi gây nên thị trường đô la hoá tại Việt Nam. Đây là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển trong giai đoạn nhất định nên không thể xoá bỏ một sớm một chiều.

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của tỷ gia hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thiết bị phòng thí nghiệm ESCO từ thị trường Singapo (lấy ví dụ Công ty cổ phần dịch vụ khoa học kỹ thuật ASIMCO) (Trang 26)