Hộ dân tộc thiểu số 3.700 3.444

Một phần của tài liệu THựC TRạNG TíN DụNG CủA NHNo và PTNT TỉNH HOà BìNH TRONG VIệC THựC HIệN MụC TIêU CHươNG TRìNH XOá ĐóI GIảM NGHèO CủA TỉNH (Trang 27 - 31)

Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của NHNg. * Về nguồn vốn:

Là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là những hộ nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng lòng hồ Sông Đà còn mang nặng những tập tục lạc hậu, du canh, du cư... Do đó, việc huy động vốn trong cộng đồng là rất khó khăn. Hơn nữa Ngân sách tỉnh hàng năm vẫn không đủ chi nên nguồn vốn huy động từ Ngân sách tỉnh cũng gần như không có. Vì vậy, trong 5 năm hoạt động, NHNg đã phải sử dụng 100% vốn của Trung ương. Chính điều này cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch hoạt động của NHNg tỉnh Hoà bình, đòi hỏi Nhà nước, Trung ương, Tỉnh và bản thân Ngân hàng phục vụ người nghèo cần phải có một chính sách huy động vốn phù hợp đề tạo thêm

nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Đó là các vấn đề: thị trường tiền tệ, thị trường vốn, lãi suất, hình thức huy động, phương thức thanh toán...

* Về cho vay:

Đối tượng cho vay của NHNg là hộ gia đình nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, phải hoàn trả vốn vay (cả gốc và lãi) đúng thời hạn đã cam kết. NHNg cho hộ gia đình nghèo vay vốn theo chuẩn mực phân loại hộ nghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan lên công bố từng thời kỳ. NHNg cho vay trực tiếp đến hộ gia đình nghèo. Phối kết hợp với Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ và các đoàn thể nhân dân khác cùng xây dựng “Tổ tiết kiệm, vay vốn” trong cộng đồng người nghèo để huy động vốn và chuyền tải vốn cho vay trực tiếp đến hộ nghèo.

Đến 31/ 12/ 2000, NHNg tỉnh Hoà Bình có dư nợ cho vay hộ nghèo là 94.047 triệu đồng vưới 15.428 lượt hộ nghèo được vay vốn vốn và số hộ còn dư nợ là 45.200. Vốn Ngân hàng đã đến hầu hết các bản làng, đến với các hộ nghèo vùng cao, các hộ nghèo dân tộc thiểu số. Vốn được đưa đến tận tay hộ vay theo đúng quy trình. Vốn Ngân hàng đã góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ đói nghèo hàng năm của tỉnh (hàng năm, trên 4 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng đói nghèo). Các hộ nghèo trong tỉnh bước đầu ổn định cuộc sống đi vào sản xuất tạo nên những vùng kinh tế mới phát triển như: Vùng nguyên liệu mía đường, vùng nguyên liệu chè... Các hộ nghèo có điều kiện tự khẳng định mình đi lên cùng với cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung, của tỉnh Hoà Bình nói riêng.

Cùng với sự ra đời của NHNg tỉnh Hoà Bình, đã nhanh chóng xây dựng được một tổ chức mạng lưới cơ sở của NHNg như Ban xoá đói giảm nghèo, tổ tương trợ vay vốn làm nền móng cho hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Góp phần mở rộng và ổn định thị trường tiền tệ ở nông thôn, khẳng định sự ra đời của NHNg phù hợp với ước nguyện của 1,4 triệu hộ nghèo trong toàn quốc, trong đó có trên 23 ngàn hộ nghèo của tỉnh Hoà Bình

Hoạt động của NHNg là hoạt động hoàn toàn mới mẻ, hoạt động còn mang tính “thử nghiệm” vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

- Không huy động và tập trung được các nguồn vốn cho vay XĐGN trên địa bàn vào một mối do NHNg quản lý quản lý. Nguyên nhân là:

+ Do chưa lập được tổ tiết kiệm và vay vốn hoặc đã thành lập được thì tổ này hoạt động kém hiệu quả.

+ Là một tỉnh nghèo, hàng năm vẫn phải sử dụng Ngân sách Trung ương từ 65-70% để chi tiêu, do đó địa phương không bố trí được nguồn vốn hỗ trợ để cho vay hộ nghèo.

+ Nguồn vốn đầu tư cho XĐGN của các ngành, các cấp khá lớn nhưng do cách quản lý và sử dụng nên nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này bị phân tán với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, lãi suất khác nhau, dẫn đến tình trạng vốn chồng vốn và hiệu quả đồng vốn không cao, hạn chế tái đầu tư.

Hiệu quả cấp tín dụng XĐGN còn ở mức thấp. Nguyên nhân là do:

+ Cơ chế chính sách tín dụng hộ nghèo chưa đồng bộ và chưa đầy đủ, chưa có chính sách huy động vốn tạo nguồn vốn có lãi suất thấp để cho vay hộ nghèo. Việc hoạch định chính sách tín dụng hộ nghèo chưa đồng bộ, chưa có chính sách bảo hiểm rủi ro tín dụng, sản xuất, chăn nuôi cũng như tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

+ Cơ chế nghiệp vụ chưa hoàn chỉnh. Quy trình nghiệp vụ còn quá rườm rà, qua nhiều khâu trung gian không cần thiết, mức an toàn vốn thấp, trách nhiệm về vốn mang tính cộng đồng, tập thể, ẩn chứa nhiều rủi ro ngay từ khi thẩm định cho vay.

+ Thiếu cơ chế kiểm tra, kiểm soát phối hợp với đào tạo, huấn luyện nên đội ngũ trong ban xoá đói giảm nghèo các cấp hoạt động kém hiệu quả, một số nơi tổ trưởng tổ tương trợ xâm tiêu tiền vay.

+ Điều tra thống kê hộ nghèo chưa được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, chưa phân loại được hộ nghèo, đói. Từ đó dẫn đến vốn Ngân hàng chủ yếu được sử dụng cứu đói, hiệu quả kinh tế thấp.

+ Một số cán bộ NHNo & PTNT được phân công làm nhiệm vụ cho NHNg thường phát sinh tư tưởng không yên tâm, vì đây là lĩnh vực hoạt động khó khăn, phải dành nhiều công sức, thời gian nhưng lại không được quan tâm đúng mức và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho vay của NHNg. ở một số địa phương, Giám đốc NHNo & PTNT (mặc dù đều là phó thường trực ban đại diện Hội đồng quản trị) có tư tương muốn đẩy hoạt dộng của NHNg riêng ra, tự chịu trách nhiệm về tài chính vì chi phí cho các hoạt động NHNg ảnh hưởng đến kết quả tài chính của NHNo & PTNT.

+ Là một tổ chức tín dụng cho người nghèo, có tư cách pháp nhân nhưng điều hành quản lý và điều hành tác nghiệp lại theo chế độ kiêm nhiệm nên không thể toàn tâm toàn ý với nông dân nghèo được. Hơn nữa, vì kiêm nhiệm nên phần lớn là thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về Ngân hàng cung như về kinh nghiệm XĐGN. Ban đại diện hội đồng quản trị NHNg các cấp tuy đã được thành lập đầy đủ thành phần, song còn mang nặng tính hình thức, hoạt động không đồng đều, công tác tuyên truyền, học tập rút kinh nghiệm làm chưa tốt, dân chưa hiểu rõ về chính sách cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, còn nhầm tưởng vốn Ngân hàng với vốn trợ cấp của chương trình XĐGN chung của Chính phủ, nên dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích, trả gốc, lãi không đúng thời hạn, dẫn đến nợ quá hạn phát sinh ngày một tăng.

+ Hoạt động của Ban XĐGN các cấp ở nhiều nơi chỉ măng tính hình thức, không có các biện pháp thực hiện hữu hiệu, chưa xây dựng được các mô hình kinh tế điển hình, tổ chức tham quan, học tập cũng như hỗ trợ lẫn nhau hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

- Về điều hành. Nếu danh nghĩa là NHNg thì việc chỉ đạo điều hành của Giám đốc NHNg tỉnh tới huyện và của Giám đốc NHNg huyện với các nhân viên (ở huyện chỉ có một chức danh Giám đốc NHNg) để thực hiện nhiệm vụ cho NHNg là rất khó khăn, thực ra không có “quân” để điều hành vì cán bộ tín dụng, kế toán để thực thi nhiệm vụ là của NHNo & PTNT. Trong trường hợp Giám đốc NHNg tỉnh có tham gia điều hành một số công việc của NHNo & PTNT thì việc điều hành hoạt động của NHNg thuận lợi. Hiện tại ở Hoà

Bình đã hai năm không có Giám đốc NHNg (do Giám đốc được điều động chuyển công tác khác), điều hành hoạt động là Phó giám đốc NHNg (chuyên trách) được bổ nhiệm không phải từ Phó giám đốc NHNo & PTNT tỉnh. Do vậy, công tác chỉ đạo điều hành gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tiễn kết quả XĐGN tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh các yếu tố nội lực là quyết định, trong đó có sự nỗ lực vươn lên của bản thân các hộ nghèo thì cần phải có một chính sách hợp lý và tạo cơ hội của Chính phủ. Việc cấp tín dụng phải đồng thời với các chính sách hỗ trợ khác như khuyến nông khuyến lâm, chính sách ruộng đất, cơ sở hạ tầng... có như vậy thì đồng vốn Ngân hàng mới có ý nghĩa trong quá trình vươn lên của người nghèo .

Một phần của tài liệu THựC TRạNG TíN DụNG CủA NHNo và PTNT TỉNH HOà BìNH TRONG VIệC THựC HIệN MụC TIêU CHươNG TRìNH XOá ĐóI GIảM NGHèO CủA TỉNH (Trang 27 - 31)

w